Góp phần giúp người dân huyện Lang Chánh khôi phục sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19
Với mục tiêu giúp người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân trên địa bàn, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lang Chánh (NHCSXH Lang Chánh) đã triển khai thực hiện tốt việc giải ngân các gói vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (NQ11) về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến các đối tượng thụ hưởng. Đến nay, hàng trăm hộ dân đã được giải ngân vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xây nhà ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống.
Cán bộ NHCSXH Lang Chánh kiểm tra tình hình sử dụng vốn tín dụng chính sách tại gia đình chị Phạm Thị Tuyết ở xã Đồng Lương (Lang Chánh).
Để từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống gia đình, nhất là sau quãng thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, gia đình anh Nguyễn Duy Hòa, khu phố Lê Lai, thị trấn Lang Chánh đã làm hồ sơ vay 100 triệu đồng tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo NQ11 từ NHCSXH Lang Chánh. Anh Hòa chia sẻ: “Đầu năm 2023, được ngân hàng giải ngân vốn vay; vợ chồng tôi đầu tư mở rộng cửa hàng kinh doanh thiết bị điện nước, đồ gia dụng. Hiện nay, doanh thu của cửa hàng đạt hơn 300 triệu đồng/năm, cơ sở kinh doanh lắp đặt thiết bị điện nước của gia đình còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 4 lao động.
Gia đình chị Phạm Thị Tuyết, dân tộc Thái ở xã Đồng Lương, cũng là một trong những hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách theo NQ11. Được biết, đầu năm 2023, qua bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn, chị Tuyết được NHCSXH Lang Chánh giải ngân cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi theo NQ11. Với sự tư vấn của Hội Nông dân xã, chị đã dùng số vốn được vay đầu tư làm chuồng trại, mở rộng mô hình nuôi lợn sinh sản. Hiện nay, gia đình chị đang nuôi 6 lợn mẹ sinh sản và gần 60 con lợn thịt. Chị Tuyết xúc động chia sẻ: “Tôi rất vui vì nhờ có chính sách của Nhà nước những người nghèo có vốn để phát triển sản xuất. Tôi và gia đình sẽ cố gắng chăm chỉ lao động, phát huy tốt nguồn vốn ưu đãi, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương”.
Gia đình anh Hòa và chị Tuyết là một trong hàng trăm hộ dân trên địa bàn Lang Chánh đã được vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi theo NQ11 của Chính phủ. Tính đến hết tháng 1/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng theo NQ11 của Chính phủ trên địa bàn huyện Lang Chánh đạt hơn 16,5 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đạt hơn 14 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt gần 1,7 tỷ đồng; cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 440 triệu đồng.
Giám đốc NHCSXH Lang Chánh Trần Văn Hoàng, khẳng định: “Việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách theo NQ11 của Chính phủ trong thời gian qua đã khẳng định là một giải pháp tạo thêm động lực và sức bật cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội sau ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn huyện. Thực hiện NQ11, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các ban, ngành liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi theo nghị quyết để các cấp, các ngành và Nhân dân nắm rõ. Đồng thời, tập trung rà soát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí bổ sung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách thuộc diện thụ hưởng, đủ điều kiện, có nhu cầu được vay vốn thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời".
Thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách xã hội, trong đó chú trọng tuyên truyền về chủ trương, chính sách và kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã nhằm phát huy vai trò giám sát của Nhân dân trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn người dân làm hồ sơ, thủ tục vay vốn; nhanh chóng giải ngân vốn vay cho các đối tượng đủ điều kiện; tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay để đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, bảo đảm 100% vốn tín dụng chính sách đến được với người nghèo và các đối tượng chính sách. Qua đó, giúp người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-01-31 11:56:00
Hiệu quả ứng dụng mã QR hỗ trợ truy xuất nguồn gốc
Số hóa toàn diện và tối ưu trải nghiệm khách hàng
Ban hành chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024
Đưa công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh và bền vững
Doanh nghiệp sau “bão dịch” (Bài cuối): Cuộc “cách mạng” làm mới chính mình
Bản tin tài chính sáng 30/1/2024: Giá vàng và USD đi lên, dầu giảm
Trải nghiệm không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại quảng trường Lam Sơn
Đánh thức một vùng núi hoang
Doanh nghiệp sau “bão dịch” (Bài 2): “Miếng bánh” chính sách khó cầm
Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024