(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh ta đã từng bước chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, việc dịch chuyển này cũng để lại những tác động không nhỏ tới môi trường, nhất là chất thải nhựa đã và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh ta đã từng bước chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, việc dịch chuyển này cũng để lại những tác động không nhỏ tới môi trường, nhất là chất thải nhựa đã và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệpThay vì lắp vòm che nilon, người dân xã Xuân Du (Như Thanh) đã đầu tư lưới che để sử dụng lâu dài.

Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt gần 400.000ha cây trồng các loại. Đi cùng với đó là rác thải nhựa phát sinh gồm các loại chai lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), túi bọc quả... mỗi năm bình quân lên tới hơn 600 tấn. Trên các cánh đồng sản xuất, các địa phương đã tích cực xây dựng và triển khai mô hình bể thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV nhưng vẫn còn tình trạng người dân vứt bỏ bừa bãi xuống kênh mương, bờ ruộng... Lượng rác được thu gom và xử lý chiếm tỷ lệ thấp so với lượng rác xả thải ra và tồn đọng trên đồng ruộng.

Vùng sản xuất rau màu tập trung tại thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) được xem là một trong những “vựa rau” lớn của tỉnh với diện tích khoảng 28ha. Trong quá trình sản xuất, đối với một số loại cây trồng, người dân đã sử dụng nilon che phủ để giúp cây trồng duy trì được độ ẩm, làm tăng nhiệt độ đất, giúp cây trồng sinh trưởng ổn định, cho năng suất cao hơn. Mặt khác, người dân dùng nilon để che phủ trên khung vòm để hạn chế tác động của thời tiết, sâu bệnh... Một vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân đã không còn sử dụng phương pháp này nữa bởi những màng phủ nilon giá rẻ chỉ sử dụng được một vụ, sau đó bị rách nên phải vứt bỏ và đốt, khói bay vào khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, nhất là vào mùa mưa, số nilon thu gom không hết trôi theo dòng nước làm tắc hệ thống thoát nước. Anh Trịnh Văn Phương, một trong những hộ dân có diện tích sản xuất rau an toàn lớn cho biết: “Sau khi được HTX tuyên truyền về tác hại của khói đốt nilon đối với môi trường, tôi đã nghiên cứu và sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu để phủ mặt luống thay thế cho phủ bằng nilon để hạn chế cỏ dại, giữ ẩm cho cây, cải tạo đất. Đồng thời, xây dựng bể chứa vỏ thuốc BVTV cũng như thu gom chất thải nhựa trong quá trình sản xuất để tập kết đến nơi quy định”.

Để giảm thiểu việc sử dụng nilon trong quá trình sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân xã Hà Long (Hà Trung) đã tuyên truyền cho người dân sử dụng loại nilon có độ bền tốt, có thể sử dụng từ 2 - 3 năm mới cần thay thế. Bên cạnh đó, từ nguồn quỹ của UBND xã, hội nông dân xã đã xây dựng khoảng 250 bể chứa rác thải trên các cánh đồng, đặt ở những vị trí xa nguồn nước, thuận lợi cho bà con nông dân khi sử dụng thuốc BTTV và thu gom vỏ thuốc mà không ảnh hưởng tới môi trường ở khu vực lân cận. Hàng tháng giao cho các tổ thu gom, vận chuyển về bãi rác tập trung của xã. Anh Trần Văn Phương, hộ dân có diện tích trồng cây ăn quả lớn cho biết: “Đối với các loại cây ăn quả như ổi, cam, để tránh tác hại của gió, côn trùng, sâu bệnh... trước đây tôi phải sử dụng các loại túi nilon hoặc xốp để bọc quả, khi rách sẽ được đốt hoặc chôn. Tuy nhiên, sau khi được xã tuyên truyền về tác hại khi tiêu hủy nilon không đúng cách, gia đình tôi đã thay thế túi nilon bằng túi vải không dệt có thể tái sử dụng nhiều lần. Mặt khác, từ khi được hội nông dân xã tuyên truyền và lắp đặt bồn chứa tại các cánh đồng, tôi và người dân trong xã đã nâng cao ý thức, hình thành thói quen bỏ vỏ, chai lọ thuốc BTTV sau sử dụng vào đúng nơi quy định, góp phần giữ sạch môi trường trên đồng ruộng”.

Hiện nay, để giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất, ngành nông nghiệp đã mở các lớp tập huấn, triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp - IPM, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn cho người dân. Toàn tỉnh đã xây dựng 25.000 bể chứa tại các cánh đồng; các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hại của các loại rác thải nông nghiệp đối với môi trường và con người và tổ chức thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV, vỏ vắc-xin tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm. Cùng với đó là hướng dẫn người dân phân loại, tập kết đúng nơi quy định, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và góp phần bảo vệ môi trường sống được trong lành...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]