(Baothanhhoa.vn) - Trước diễn biến bất lợi của thời tiết và hoạt động chăn nuôi diễn ra sôi nổi vào những tháng cuối năm có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Trước diễn biến bất lợi của thời tiết và hoạt động chăn nuôi diễn ra sôi nổi vào những tháng cuối năm có thể làm tăng nguy cơ dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầmCán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y lấy mẫu giám sát lưu hành bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Mặc dù từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC), nhưng theo khuyến cáo của Cục Thú y, nguy cơ các loại bệnh dịch như cúm gia cầm, viêm da nổi cục trâu, bò, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi có khả năng tái phát và lây lan diện rộng. Vì vậy, công tác giám sát dịch bệnh trên đàn GSGC luôn được chú trọng triển khai tại các địa phương nhằm phát hiện sớm dịch bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật, các bệnh truyền nhiễm lây giữa vật nuôi và người, có nguy cơ gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, các địa phương còn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người chăn nuôi về việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi, nguy cơ, tác hại của các loại dịch bệnh ở động vật. Chi cục Chăn nuôi cũng đã thành lập các tổ công tác kiểm tra, kiểm soát các xe chở GSGC đi qua địa bàn tỉnh, các xe vận chuyển GSGC ra, vào địa bàn đều phải dừng lại để phun tiêu độc, khử trùng, kiểm tra giấy tờ liên quan đến nguồn hàng... Đồng thời, đôn đốc các địa phương tiếp tục tiêm phòng bổ sung cho GSGC ngay sau khi hoàn thành công tác tiêm phòng GSGC đợt 2/2024. Cơ quan thú y định kỳ hoặc đột xuất điều tra, lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật. Từ đó, căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, tiến hành dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tại huyện Hoằng Hóa, xác định thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin đợt 2/2024 vào thời điểm giao mùa, nhiều loại dịch bệnh dễ phát sinh, nên huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiến hành nhanh, gọn, đúng quy trình kỹ thuật trong thời gian từ 15 đến 20 ngày. Đến nay, sau khi đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, huyện vẫn tiếp tục tổ chức tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho GSGC chưa được tiêm trong đợt đại trà, đàn vật nuôi mới, tái đàn, đến tuổi tiêm phòng, nhằm chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh động vật; giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa Lê Trọng Hòa cho biết: Bên cạnh việc tập trung hoàn thành tiêm phòng vắc-xin đợt 2 cho đàn vật nuôi, công tác quản lý giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật cũng được các cấp chính quyền, lực lượng thú y huyện tăng cường quản lý thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát của đoàn liên ngành cấp huyện, lực lượng thú y cơ sở. Bên cạnh đó, huyện cũng tiếp tục khuyến cáo đến người dân không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, giết mổ, chế biến, vận chuyển sản phẩm GSGC ốm, chết, không rõ nguồn gốc và sản phẩm nhập lậu... Vì vậy, có đến 90% sản phẩm động vật trên địa bàn đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trong các buổi tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, lực lượng thú y cơ sở cũng đã lồng ghép tuyên truyền, khuyến khích người dân ghi chép tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu động vật nghi mắc bệnh, các triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong suốt quá trình nuôi để từ đó chủ động giám sát dịch bệnh ngay từ cơ sở.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã lấy 150 mẫu Swab giám sát lưu hành bệnh cúm lợn; 200 mẫu Swab giám sát lưu hành bệnh cúm gia cầm; 150 mẫu giám sát lưu hành bệnh dịch tả lợn châu Phi, 100% mẫu lấy cho kết quả không có mẫu dương tính. Bên cạnh đó, sau khi tiêm phòng cũng đã thực hiện lấy mẫu giám sát các loại bệnh lở mồm, long móng, dịch tả lợn cổ điển, bệnh dại... Từ kết quả trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thông tin rộng rãi tới các hộ, chủ cơ sở chăn nuôi, các cơ sở vận chuyển, giết mổ, chế biến sản phẩm động vật để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Mặt khác, căn cứ kết quả giám sát, đặc điểm dịch tễ của bệnh động vật, chi cục cũng đưa ra dự báo, cảnh báo về một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật và hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả phòng bệnh, bảo đảm đàn vật nuôi khỏe mạnh cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Tuy nhiên, người chăn nuôi cũng cần chủ động theo dõi con nuôi, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “phòng là chính” để kịp thời phát hiện, không để các dịch bệnh nguy hiểm lây lan, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]