(Baothanhhoa.vn) - Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và nông thôn mới.

Giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và nông thôn mới

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và nông thôn mới.

Giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và nông thôn mới

Cây gai xanh đang được duy trì trên vùng đất Cẩm Thủy.

Cử tri huyện Quan Sơn đề nghị tỉnh có biện pháp và hướng giải quyết những khó khăn cho Nhân dân: Vì thời gian gần đây việc thu mua cây gai xanh nguyên liệu của công ty áp tiêu chuẩn khắt khe, chi trả tiền chậm và 3 tháng gần đây công ty đã thông báo tạm ngừng thu mua dẫn đến một số dư luận và hoang mang trong Nhân dân, một số hộ dân không muốn tiếp tục trồng cây gai xanh nữa. Trả lời: Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đến nay, Công ty cổ phần Nông nghiệp An Phước đã thanh toán hết các khoản công nợ cho các hộ dân; đồng thời, Công ty tiếp tục thu mua vỏ gai khô theo đúng hợp đồng liên kết giữa Công ty và các hộ trồng cây gai xanh. Mặt khác, Công ty đã thực hiện tái cấu trúc bộ máy, đến nay đã hoàn thành, hoạt động đi vào ổn định và Công ty đã có Công văn số 2911/2023/CV-AVNN ngày 29/11/2023 về việc phát triển mở rộng vùng nguyên liệu gai xanh tại Thanh Hóa; theo đó, Công ty mong muốn mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh năm 2024 thêm 1.000 ha; đến năm 2025 tổng diện tích vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh đạt 3.000 ha.

Ngày 28/12/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng và bàn giải pháp phát triển cây gai xanh nguyên liệu năm 2024 tại Nhà máy sợi dệt xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy); do đó, trên cơ sở báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh sẽ xem xét, có ý kiến chỉ đạo đối với việc trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh để đảm bảo quyền lợi của người trồng cây gai xanh.

Cử tri huyện Quan Sơn: tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Lâm nghiệp năm 2017, cụ thể thẩm quyền của UBND cấp tỉnh được “giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi đối với tổ chức”. Vì vậy, cử tri kiến nghị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để cấp đất ở cho người dân bản Cha Khót. Theo trả lời: Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng được quy định tại Điều 42, 43 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; theo đó: trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (nếu có) thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Do đó, đề nghị UBND huyện Quan Sơn phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo để xác định diện tích, hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất đang canh tác, vị trí, ranh giới giữa hồ sơ và thực địa đối với phần diện tích khoảng 500 ha đã được Bộ Quốc phòng ủng hộ chủ trương tại Công văn số 4431/BQP-TM ngày 19/12/2022; trên cơ sở đó, hướng dẫn Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Na Mèo hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định pháp luật đất đai. Sau khi thu hồi đất của Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Na Mèo giao địa phương quản lý, thực hiện đưa đất vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Đối với phần diện tích sau khi thực hiện thu hồi, bàn giao, có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để cấp đất ở cho người dân; đề nghị UBND huyện Quan Sơn rà soát các khu đất đảm bảo tuân thủ các điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp làm cơ sở để thực hiện trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định.

Cử tri huyện Nga Sơn phản ánh và đề nghị: sau sáp nhập, tình trạng các nhà văn hóa ở các thôn không đủ diện tích và xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân. Trong khi nhiều nhà văn hóa để dôi dư, xuống cấp. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng sớm giải quyết tình trạng trên và có cơ chế hỗ trợ các thôn xây dựng nhà văn hóa đảm bảo các tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.

Theo trả lời: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh Thanh Hóa) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan điều chỉnh, bổ sung phương án tổng thể sắp xếp lại xử lý cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện Nga Sơn quản lý tại Công văn số 14650/UBND-KTTC ngày 2/10/2023. Theo đó, các nhà văn hóa thôn trên địa bàn huyện Nga Sơn được đề xuất hình thức “giữ lại tiếp tục sử dụng”, không có nhà văn hóa dôi dư.

Đối với các nhà văn hóa ở các thôn không đủ diện tích và xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân, đề nghị UBND huyện Nga Sơn thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 17878/UBNDVX ngày 30/12/2019 về việc xử lý các nhà văn hóa thôn, phố trên địa bàn tỉnh dôi dư sau sáp nhập; đồng thời xin ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn; Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2011/TTBVHTTDL về quy định mẫu tổ chức hoạt động và tiêu chí Nhà văn hóa, Khu thể thao thôn và tình hình thực tế thôn sau sáp nhập, để cải tạo Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn đảm bảo đạt chuẩn, đáp ứng các điều kiện phục vụ sinh hoạt sau sáp nhập cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trường hợp, sau khi rà soát, sắp xếp, các nhà văn hóa xuống cấp, hư hỏng thì đề nghị UBND huyện Nga Sơn đề xuất lựa chọn các hình thức xử lý tài sản công phù hợp theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ; Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Cử tri huyện Thường Xuân đề nghị có cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung đầu tư cho các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong lộ trình, kế hoạch về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Theo trả lời: Giai đoạn 2021-2025, HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết: Số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về việc ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025; Số 01/2023/NQ-HĐND ngày 24/3/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Số 256/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 về việc quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, đã bao gồm cơ chế, chính sách ưu tiên, tập trung đầu tư cho các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong lộ trình, kế hoạch về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Vì vậy, đề nghị UBND huyện Thường Xuân thông báo và trả lời cho cử tri của huyện được biết.

Cử tri các huyện Như Xuân, huyện Ngọc Lặc đề nghị tỉnh sửa đổi bộ tiêu chí về chỉ tiêu “tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung” sửa thành “tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ các nguồn”.

Theo trả lời: Ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025; trong đó phân cấp cho UBND tỉnh quy định tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh và đảm bảo việc hoàn thành chỉ tiêu chung về kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định việc triển khai thực hiện chỉ tiêu về nước sạch tập trung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.

Cử tri các huyện Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí khen thưởng cho các xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, thôn đạt Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và 2023.

Theo trả lời: Ngày 24/11/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4438/QĐ-UBND về vệc phân bổ kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới năm 2023 từ nguồn ngân sách (chi sự nghiệp kinh tế) trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Huyện Thiệu Hóa năm 2023, đã hỗ trợ 3.200 triệu đồng cho 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022, gồm các xã: Thiệu Nguyên, Thiệu Long, Minh Tâm, Thiệu Phú; hỗ trợ 1.000 triệu đồng cho xã Thiệu Trung đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022.

Huyện Vĩnh Lộc: năm 2023 đã được hỗ trợ 800 triệu đồng cho xã Vĩnh Hùng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022. Hiện nay, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đang xây dựng và trình phương án phân bổ kinh phí ngân sách tỉnh năm 2024 hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó, bao gồm việc rà soát, hỗ trợ (thưởng) cho các địa phương (huyện/xã/thôn, bản) đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu nhưng chưa được hỗ trợ theo chính sách.

Cử tri phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) đề nghị xem xét đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án khu công nghiệp làng nghề phường Quảng Châu - Quảng Thọ để giải quyết công ăn việc làm cho Nhân dân. Theo trả lời: Cụm công nghiệp làng nghề phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) được thành lập từ tháng 6/2019 với diện tích là 25 ha; chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Sầm Sơn. Tuy nhiên, trong phạm vi thực hiện dự án có phần diện tích giao thông đô thị khoảng 2,5 ha nên UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4629/QĐ-UBND ngày 6/12/2023 để giảm diện tích còn 22,5 ha. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành các thủ tục đầu tư nhưng còn khoảng 1 ha chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, gồm: 0,35 ha đất ở và 0,64 ha đất thuỷ lợi. Hiện nay, chủ đầu tư đang hoàn thành các hồ sơ thuê đất phần diện tích đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đảm bảo trước tháng 6/2024 theo đúng tiến độ đã được phê duyệt. Trong thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp làng nghề phường Quảng Châu - Quảng Thọ, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Công Thương kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch để trình UBND TP Sầm Sơn phê duyệt; đồng thời, chỉ đạo UBND TP Sầm Sơn, Sở Xây dựng,... sớm thẩm duyệt và phê duyệt quy hoạch 1/500 (sau khi chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ, thủ tục); đồng thời, đề nghị UBND TP Sầm Sơn sớm phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng diện tích khoảng 1 ha còn lại chưa hoàn thành.

Quốc Hương (Tổng hợp)


Quốc Hương (Tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]