(Baothanhhoa.vn) - Qua 5 năm triển khai Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, Sầm Sơn đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu phát triển của du lịch xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch Sầm Sơn: Khẳng định vai trò đầu tàu phát triển

Du lịch Sầm Sơn: Khẳng định vai trò đầu tàu phát triển

Sầm Sơn hút khách sau đợt giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (năm 2020).

Qua 5 năm triển khai Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, Sầm Sơn đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu phát triển của du lịch xứ Thanh.

Sự phát triển của du lịch Sầm Sơn được thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, giai đoạn 2016–2019, thành phố đón được 17,535 triệu lượt khách, bình quân tăng hàng năm đạt 8,1%; doanh thu du lịch đạt 14.160 tỷ đồng, bình quân tăng hàng năm đạt 21,62%. Riêng năm 2020, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 nhưng Sầm Sơn vẫn ước đón được 3,25 triệu lượt khách, bằng 65,65% so với năm 2019, đạt 57,52% so với kế hoạch đề ra; doanh thu ước đạt 3.056 tỷ đồng, bằng 66,72% so với năm 2019, đạt 60,49% kế hoạch đề ra.

Để có được những con số tăng trưởng kể trên là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, trong đó, quy hoạch được xem là yếu tố nền tảng để định hình diện mạo đô thị du lịch. Xác định là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa, có tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch biển, TP Sầm Sơn đã phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 17-7-2017 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 và các Quy hoạch phân khu chức năng, cụ thể như Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu A - Khu trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị TP Sầm Sơn; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu H - Khu trung tâm thương mại và các đô thị mới TP Sầm Sơn; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu F - Khu nông nghiệp công nghệ cao, dân cư hiện trạng đô thị mới và các công trình đầu mối TP Sầm Sơn...

Cùng với đó, hạ tầng du lịch ngày càng hoàn thiện đã tạo đòn bẩy thu hút các dự án kinh doanh du lịch trên địa bàn. Những năm qua, các nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách tỉnh Thanh Hóa đã tập trung ưu tiên đầu tư nhiều tuyến đường trung tâm và kết nối đến các khu, điểm du lịch có tiềm năng với Sầm Sơn. Điển hình như tuyến đường ven biển qua địa phận TP Sầm Sơn; cải tạo, nâng cấp đường Hồ Xuân Hương đoạn từ chân núi Trường Lệ đến Vạn Chài; Đại lộ Nam sông Mã... Đồng thời, thành phố cũng đã ưu tiên đầu tư một số dự án quy mô nhỏ, nhưng có tác động trực tiếp đến việc hình thành và khai thác phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến đường Thanh Niên; hệ thống thoát nước và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường nội thành theo trục Đông, Tây như đường Bà Triệu, đường Tống Duy Tân, đường Lê Văn Hưu, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Lê Lai, đường Nguyễn Thị Lợi...; xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch...

Trong giai đoạn 2016-2020, việc thu hút các dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố đã đạt được kết quả hết sức to lớn, góp phần nâng tầm và chất cho du lịch. Hiện Sầm Sơn có 690 cơ sở lưu trú du lịch, với trên 19.000 phòng (105 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, với 6.955 phòng). Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao, điển hình như Sầm Sơn golf links và khu đô thị sinh thái FLC - giai đoạn 2 (với tổng vốn đầu tư 6.218 tỷ đồng); dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn (giai đoạn 1, có tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng) của Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời đang trong quá trình triển khai đầu tư...

Thế mạnh của Sầm Sơn là du lịch nghỉ dưỡng biển. Đây cũng là sản phẩm cốt lõi thúc đẩy sự phát triển du lịch Sầm Sơn những năm qua. Theo đó, để hoàn thiện và ngày càng nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn cho sản phẩm, bên cạnh công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút dự án kinh doanh nghỉ dưỡng biển...; TP Sầm Sơn đã tích cực lập lại trật tự kỷ cương, chấn chỉnh môi trường du lịch. Cụ thể, hàng năm, UBND thành phố đã rà soát, bổ sung, ban hành và tổ chức thực hiện gần 20 phương án quản lý dịch vụ du lịch trên địa bàn. Đến nay, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn từng bước tạo dựng được thương hiệu và cơ bản đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc thị trường khách du lịch từ trung đến cao cấp.

Cùng với đó, thành phố đã và đang xây dựng, khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới, như: Lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái, làng bích họa, dịch vụ mô tô nước, tuyến phố đi bộ và chợ đêm... Đặc biệt lễ hội du lịch biển Sầm Sơn với nhiều hoạt động hấp dẫn như lễ hội ánh sáng; lễ hội carnival đường phố... đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo du khách. Cùng với đó, năm 2019, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đây là sự kiện quan trọng và là tiền đề để TP Sầm Sơn đẩy mạnh khai thác phát triển sản phẩm du lịch mới trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, TP Sầm Sơn đã quan tâm kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm như Tập đoàn Mặt Trời, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Bất động sản Đông Á,... đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển, khu vui chơi, giải trí cao cấp... nhằm hấp dẫn du khách.

Mặc dù còn những khó khăn, hạn chế như du lịch vẫn mang tính mùa vụ (thời gian cao điểm đón khách trong năm chỉ được 80 đến 100 ngày); nhiều dự án đầu tư du lịch triển khai còn chậm; giá trị gia tăng dịch vụ du lịch chưa cao, dịch vụ cao cấp chưa nhiều... song, những kết quả đạt được trong 5 năm qua đã tạo ra tiền đề vững chắc, để thúc đẩy du lịch thành phố tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

K.N


K.N

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]