Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nàng Han
Sáng 14/2 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), tại thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, UBND huyện Thường Xuân đã tổ chức lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Lễ hội Nàng Han năm 2024.
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc tại buổi lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nàng Han và Lễ hội Nàng Han năm 2024.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng trao chứng nhận công nhận Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nàng Han cho lãnh đạo huyện Thường Xuân và xã Vạn Xuân.
Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự buổi lễ.
Lãnh đạo huyện Thường Xuân và các đại biểu dự buổi lễ.
Dự buổi lễ có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); một số sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện Thường Xuân cùng đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn và du khách thập phương.
Rước lễ vật từ nhà văn hóa thôn Lùm Nưa vào hang Mường.
Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào 16 xứ Thái mường Chiềng Bán (hay Chiềng Ván) xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân. Lễ hội diễn ra vào những ngày đầu xuân, chính hội được tổ chức vào mùng 5 tháng Giêng hàng năm, kéo dài trong suốt cả mùa xuân. Lễ hội mang tính hướng thiện, phản ảnh đời sống văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng người Thái nói chung và người Thái mường Chiếng Bán nói riêng.
Đông đảo Nhân dân địa phương tham gia buổi lễ.
Lễ hội Nàng Han là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, sản phẩm văn hóa độc đáo do cộng đồng người Thái ở xã Vạn Xuân sáng tạo, gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh những giá trị lịch sử về sự phát triển của người Thái ở Vạn Xuân được phản ánh rõ nét trong việc xây dựng bản làng, khai phá đất đai, lễ hội còn mang tính nhân văn và tính nguyên hợp cao; là một hình thức lễ hội đặc biệt, vừa có lễ, vừa có hội kết hợp với diễn xướng, múa hát tập thể.
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện Nàng Han cùng dân bản đánh giặc.
Chính vì lẽ đó lễ hội đã tích hợp được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của tộc người Thái, với gần như đầy đủ các loại hình như ngữ văn truyền khẩu (truyền thuyết Nàng Han); các tập quán xã hội và tín ngưỡng (thờ cúng, làm đồ tế lễ); các tri thức, văn hóa dân gian về ẩm thực được thể hiện qua các lễ vật cúng...
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại buổi lễ.
Lễ hội thể hiện khát vọng hòa bình, mong ước mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, bản làng yên vui, được gặp gỡ giao lưu sau những ngày lao động vất vả của đồng bào Thái mường Chiềng Bán. Từ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học nêu trên, Lễ hội Nàng Han đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện cảnh sinh hoạt của dân bản.
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện cảnh sinh hoạt của dân bản.
Cùng với Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nàng Han, từ ngày 12/2 đến 14/2 (tức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Lễ hội Nàng Han năm 2024 đã được huyện Thường Xuân tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao sôi nổi, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng đã trao chứng nhận công nhận Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Nàng Han cho lãnh đạo huyện Thường Xuân và xã Vạn Xuân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng nhấn mạnh: Những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời coi đó là nhiệm vụ quan trọng, một trong những động lực tạo nên bản sắc và sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Mới đây nhất, Lễ hội Nàng Han đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Nàng Han xưa đã được các thế hệ người dân gìn giữ, trao truyền cho đến hôm nay, giúp các thế hệ sau thêm tự hào về cội nguồn, về quê hương, đất nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Từng đề nghị các cấp chính quyền và Nhân dân huyện Thường Xuân phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan để triển khai nghiêm túc, hiệu quả Lễ hội Nàng Han và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa các giá trị của Lễ hội Nàng Han để giới thiệu, quảng bá di sản đến rộng rãi công chúng trong và ngoài tỉnh.
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp thiết thực, cụ thể để giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống, các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với văn hóa, con người và lịch sử; góp phần đưa di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương.
Trần Thanh
{name} - {time}
-
2024-11-22 06:00:00
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 22/11
-
2024-11-22 05:00:00
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 22/11/2024
-
2024-02-14 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 14/2/2024
Ban An toàn giao thông tỉnh thăm viếng, hỗ trợ gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông tại cầu vượt Phú Sơn
Trình diễn nghệ thuật thư pháp Xuân Giáp Thìn 2024
Lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn tại đền thờ vua Lê Thái Tổ
[E-Magazine] - Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Những chuyến bay ngày xuân đón người xa quê về ăn tết
[E-Magazine] - Huy động sức mạnh toàn dân cho phát triển nhanh và bền vững
Tết của người lính nơi biên cương
Đặc sắc chương trình bắn pháo hoa chào mừng năm mới tại thị xã Bỉm Sơn
Náo nức, linh thiêng thời khắc đón giao thừa Xuân Giáp Thìn tại TP Thanh Hóa