(Baothanhhoa.vn) - Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15-11-2020, thay thế Nghị định 176.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổ chức uống rượu, bia trong giờ làm việc, lãnh đạo cơ quan có thể bị phạt tới 5 triệu đồng

Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15-11-2020, thay thế Nghị định 176.

Tổ chức uống rượu, bia trong giờ làm việc, lãnh đạo cơ quan có thể bị phạt tới 5 triệu đồng

Ảnh minh họa.

Điều 30 Nghị định số 117 quy định cụ thể các mức phạt hành nhằm chống tác hại của rượu, bia.

Theo đó, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.

Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu bia tại địa điểm không được uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu bia.

Điều 34 Nghị định 117 cũng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, với mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia trong cơ quan, tổ chức; Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành…

Sử dụng rượu, bia là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam, được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, việc gia tăng tiêu thụ rượu, bia như hiện nay đồng nghĩa với hao tổn nhiều về sức khỏe, tiền bạc và những hệ lụy khác do sử dụng rượu bia đem lại như: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự,...

Ngày 14-6-2019, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tác hại của rượu bia, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc phòng chống các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm, phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, tội phạm… góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của bia rượu gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]