(Baothanhhoa.vn) - – Ban Tổ chức Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 115-KH/TU về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2018

– Ban Tổ chức Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 115-KH/TU về việc tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2018.

Ảnh minh họa

Theo đó, phạm vi là các cơ quan, đơn vị của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh. Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, làm việc trong cơ quan, đơn vị của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh. Cụ thể:

Đối tượng dự thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính, gồm: Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đang giữ ngạch công chức hành chính; ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện; công chức tại Điểm b, Khoản 2.1 Mục này thuộc diện quy hoạch, được điều động, luân chuyển về giữ chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn. Người dự thi ở từng ngạch công chức cần đảm bảo đúng vị trí việc làm và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09-10-2014 và Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15-8-2017 của Bộ Nội vụ). Đồng thời, người dự thi nâng ngạch phải có trình độ lý luận chính trị tương ứng với ngạch dự thi.

Đối tượng dự xét thăng hạng viên chức, gồm: Viên chức đang công tác, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố; viên chức dự xét thăng hạng, cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu vị trí theo quy định của Luật Viên chức; các văn bản hướng dẫn đối với từng chức danh viên chức và quy định tại Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW; viên chức hành chính dự xét thăng hạng phải bảo đảm thời gian giữ ngạch theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 của Bộ Nội vụ.

Đối tượng dự thi nâng ngạch công chức từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên, gồm: Công chức công tác tại các cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức Chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên đang giữ ngạch công chức hành chính, ngạch cán sự và tương đương; nhân viên được tuyển dụng, tiếp nhận vào công tác tại các cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên trước tháng 12-2000.

Thời gian thi nâng ngạch và xét thăng hạng vào tháng 12-2018.

Dưới đây là toàn văn Kế hoạch.

KẾ HOẠCH

Tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2018

- Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

- Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW, ngày 29/5/2017 của Ban Tổ chức Trung ương về việc ban hành Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Kế hoạch số 161-KH/BTCTW, ngày 09/8/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức năm 2018; Công văn số 6238-CV/BTCTW, ngày 20/9/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về việc bổ sung một số nội dung trong Kế hoạch số 161-KH/BTCTW, ngày 09/8/2018 của Ban Tổ chức Trung ương.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức năm 2018, như sau:

I.Phạm vi và đối tượng

1. Phạm vi

Các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh.

2. Đối tượng

Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, làm việc trong cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh. Cụ thể:

2.1. Đối tượng dự thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính:

a. Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đang giữ ngạch công chức hành chính;

b. Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện;

c. Công chức tại Điểm b, Khoản 2.1 Mục này thuộc diện quy hoạch, được điều động, luân chuyển về giữ chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn.

Người dự thi ở từng ngạch công chức cần đảm bảo đúng vị trí việc làm và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định (tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09-10-2014 và Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15-8-2017 của Bộ Nội vụ). Đồng thời, người dự thi nâng ngạch phải có trình độ lý luận chính trị tương ứng với ngạch dự thi.

2.2. Đối tượng dự xét thăng hạng viên chức

- Viên chức đang công tác, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố.

- Viên chức dự xét thăng hạng, cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu vị trí theo quy định của Luật Viên chức; các văn bản hướng dẫn đối với từng chức danh viên chức và quy định tại Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW; viên chức hành chính dự xét thăng hạng phải bảo đảm thời gian giữ ngạch theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15/8/2017 của Bộ Nội vụ.

2.3. Đối tượng dự thi nâng ngạch công chức từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên.

- Công chức công tác tại các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên đang giữ ngạch công chức hành chính, ngạch cán sự và tương đương.

- Nhân viên được tuyển dụng, tiếp nhận vào công tác tại các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên trước tháng 12/2000.

II. Điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức

1. Thi nâng ngạch công chức

1.1. Thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính

1.1.1. Điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính

- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nhu cầu về vị trí việc làm của ngạch chuyên viên chính.

- Được cơ quan sử dụng cán bộ, công chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

- Về thời gian giữ ngạch: Người dự thi nâng ngạch lên chuyên viên chính phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 1 năm (12 tháng) tính đến ngày 31/8/2018.

1.1.2. Tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

- Trình độ lý luận chính trị: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp người dự thi chỉ có bằng cử nhân chính trị do hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hoặc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trước đây cấp thì được xác định là bằng chuyên môn và vận dụng đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị.

- Trình độ ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức), có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT ngày 24/01/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (trước ngày 16/3/2014).

+ Có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ từ trình độ tương đương bậc 3 trở lên được người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức nhận xét bằng văn bản.

- Về trình độ tin học, có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Có chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên (trước 28/4/2014).

+ Có cam kết sử dụng thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản được người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức nhận xét bằng văn bản.

- Về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

+ Bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Thạc sỹ quản lý hành chính công, Tiến sỹ quản lý hành chính công.

- Về tham gia biên soạn văn bản, nghiên cứu khoa học: Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể như sau:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nơi công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp tham gia xây dựng văn bản mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không bắt buộc cơ quan nơi công tác được giao chủ trì phải thành lập Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập thì phải có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia xây dựng của người có thẩm quyền.

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo hoặc Tổ giúp việc, Tổ biên tập, Tổ biên soạn đề tài, đề án, chương trình, dự án cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện mà cơ quan nơi công chức công tác được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng và đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt.

+ Có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì hoặc tham gia xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

1.1.3. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, có một trong các điều kiện:

- Công chức có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ, tính đến 31/12/2018.

- Công chức đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.

- Công chức là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

- Công chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành về ngoại ngữ.

- Công chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

- Công chức có bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 khung Châu Âu trở lên còn trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ.

1.2. Thi nâng ngạch công chức từ nhân viên, cán sự lên chuyên viên

1.2.1. Điều kiện dự thi nâng ngạch nhân viên, cán sự lên chuyên viên

- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nhu cầu về vị trí việc làm của ngạch chuyên viên.

- Được cơ quan sử dụng cán bộ, công chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.

- Về thời gian giữ ngạch: Người dự thi nâng ngạch lên chuyên viên phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm (60 tháng), tính đến ngày 01/10/2018.

1.2.2. Tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch nhân viên, cán sự lên chuyên viên

- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

- Về trình độ ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức), có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT ngày 24/01/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (trước ngày 16/3/2014).

+ Có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ từ trình độ tương đương bậc 2 trở lên được người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức nhận xét bằng văn bản.

- Về trình độ tin học, có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Có chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Có chứng chỉ tin học văn phòng trở lên (cấp trước ngày 28/4/2014).

+ Có cam kết sử dụng thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản được người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức nhận xét bằng văn bản.

- Về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

+ Bằng Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng Trung cấp hành chính trở lên.

1.2.3. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, có một trong các điều kiện:

- Có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ, tính đến 31/12/2018.

- Đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số và sử dụng thành thạo tiếng dân tộc thiểu số, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

- Có bằng đại học là bằng ngoại ngữ.

- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

- Có chứng chỉ ngoại ngữ ở trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên và còn trong thời hạn 02 năm (tính đến 31/10/2018) kể từ ngày được cấp chứng chỉ.

2.Xét thăng hạng viên chức

Việc xét thăng hạng viên chức hạng III lên hạng II được quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1969-QĐ/BTCTW ngày 29/5/2017 của Ban Tổ chức Trung ương, như sau:

2.1. Điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, từ hạng III lên hạng II

2.1.1. Xét thăng hạng chuyên viên lên chuyên viên chính

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên, hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền;

- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc bằng cử nhân hành chính trở lên; trường hợp đã có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, phải có thêm chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội;

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc, hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B (được cấp trước ngày 16/3/2014);

- Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGĐT-BTTTT ngày 21/6/2016 của Bộ GDĐT và Bộ TTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế.

- Chủ trì hoặc là thành viên tham gia xây dựng, nghiên cứu ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương trở lên đã được ban hành hoặc nghiệm thu đạt yêu cầu.

- Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hạng được xét; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký xét được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang xem xét kỷ luật;

- Thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ 9 năm (108 tháng) trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (12 tháng), tính đến 31/8/2018.

2.1.2. Xét thăng hạng giảng viên lên giảng viên chính (hạng III lên hạng II):

- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với ví trí việc làm, chuyên môn giảng dạy;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên (hoặc chứng chỉ phương pháp giảng dạy hiện đại);

- Trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDDT của Bộ giáo dục và đào tạo. Đối với giảng viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ 2 phải đạt bậc 3 trở lên;

Trường hợp người dự xét thăng hạng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT thì được vận dụng chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B, trình độ C (trước ngày Thông tư trên có hiệu lực).

- Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo;

- Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành;

- Thời gian giữ chức danh giảng viên (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu 09 (chín) năm đối với giảng viên có bằng thạc sỹ, 06 (sáu) năm với giảng viên có bằng tiến sỹ; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên (hạng III) tối thiểu là 02 (hai) năm, tính đến 31/8/2018;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc đang trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

2.1.3. Xét thăng hạng phóng viên lên phóng viên chính (biên tập viên lên biên tập viên chính):

- Tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên;

- Trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại thông tư số 01/2014/TT-BGDDT hoặc các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định;

- Trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc có các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định;

- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh phóng viên chính (biên tập viên chính) do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc ủy quyền cấp, hoặc có các văn bằng, chứng chỉ khác được vận dụng thay thế theo quy định.

- Chủ trì, đề xuất, viết, tổ chức thực hiện ít nhất 03(ba) tác phẩm; có tác phẩm tuyên truyền có giá trị thực tiễn, tổng kết thực tiễn được ban biên tập đánh giá tốt trong thời gian giữ ngạch phóng viên (biên tập viên), hoặc chủ trì, tham gia ít nhất 01(một) đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được cấp có thẩm quyền nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên;

- Thời gian giữ chức danh phóng viên hạng III (biên tập viên hạng III) hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm, trong đó thời gian giữ chức danh phóng viên hạng III (biên tập viên hạng III) tối thiểu đủ 3 (ba) năm, tính đến 31/8/2018;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 3 (ba) năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm dự xét tuyển; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian kỷ luật hoặc trong thời gian cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật.

III. Cách tính điểm và nguyên tắc xác định người trúng tuyển

1. Thi nâng ngạch công chức

- Bài thi được chấm theo thang điểm 100.

- Người trúng tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Thi đủ các bài thi của các môn theo quy định (trừ môn miễn thi);

+ Có số điểm mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên (kể cả bài thi môn ngoại ngữ và môn tin học nếu không được miễn thi);

+ Có tổng số điểm các bài thi kiến thức chung và chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu nâng ngạch được giao;

+ Trường hợp có nhiều người có kết quả thi nâng ngạch bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý cán bộ, công chức thì chủ tịch Hội đồng thi có văn bản trao đổi với cơ quan quản lý cán bộ, công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.

2. Xét nâng ngạch viên chức

2.1. Cách tính điểm

- Trên cơ sở các tiêu chuẩn (tiêu chí) cụ thể của từng chức danh ứng với số điểm chuẩn tương ứng.

- Tổng điểm chuẩn của các tiêu chí là 100 điểm.

- Viên chức đạt một số tiêu chuẩn khác sẽ được tính điểm cộng, tổng điểm cộng là 50 điểm.

2.2. Xác định viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng

- Viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng là người được Hội đồng xét thăng hạng xác định có tổng số điểm chuẩn đạt 100 điểm và có tổng điểm cộng cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ).

- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người được xét theo thứ tự ưu tiên (theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên trong cơ quan đơn vị sự nghiệp của Đảng ban hành kèm theo quyết định số 1696-QĐ/BTCTW ngày 29/5/2017 của Ban Tổ chức Trung ương).

Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên đây thì Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tham mưu trình Thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

IV. Thời gian thi nâng ngạch và xét thăng hạng

Tháng 12/2018.

V. Đề thi và kinh phí

1. Đề thi và đáp án chấm thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính với các môn Kiến thức chung, Chuyên môn nghiệp vụ được tiếp thu từ Ban Tổ chức Trung ương, có bổ sung.

2. Đề thi và đáp án chấm thi nâng ngạch cán sự lên chuyên viên với các môn Kiến thức chung, Chuyên môn nghiệp vụ do Hội đồng thi thiết lập theo quy định.

3. Mức thu phí dự thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức và việc sử dụng phí thực hiện theo Thông tư số 228/2016/TTBTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

VI. Chỉ tiêu nâng ngạch và xét thăng hạng

1. Chỉ tiêu thi nâng ngạch công chức từ chuyên viên lên chuyên viên chính

Trung ương giao cho Thanh Hóa 78 chỉ tiêu (bằng năm 2017), Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân bổ chỉ tiêu dự thi cho các đơn vị căn cứ theo nhu cầu ngạch bậc tương ứng với vị trí việc làm của đơn vị, tỷ lệ chuyên viên chính trên tổng số chuyên viên, số lượng cán bộ đủ điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên chính của các đơn vị (có Phụ lục kèm theo).

2. Chỉ tiêu xét thăng hạng viên chức hạng III lên hạng II

Hội đồng cơ sở của các đơn vị xét, đề nghị những viên chức có đủ điều kiện lên Hội đồng xét thăng hạng viên chức của tỉnh; Hội đồng xét thăng hạng của tỉnh sẽ xét, chọn những người có đủ điều kiện (thang điểm chuẩn 100 điểm) và đạt số điểm cộng cao hơn, từ trên xuống, số lượng theo chỉ tiêu mà Ban Tổ chức Trung ương sẽ phân bổ sau khi tổng hợp đề nghị của các tỉnh, sẽ thông báo sau.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy:

- Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức, ngạch chuyên viên chính (và tương đương), thi chuyển ngạch cán sự lên chuyên viên; tham mưu thành lập các ban của Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng.

- Chủ trì, phối hợp, theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Thông báo Kế hoạch này trên Báo Thanh Hóa.

2. Ban Thường vụ các huyện, thị, thành ủy; Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh; các ban và Văn phòng Tỉnh ủy; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh; Trường Chính trị tỉnh; Báo Thanh Hóa căn cứ Kế hoạch này để chủ động thực hiện:

- Thành lập Hội đồng sơ tuyển thi nâng ngạch công chức theo Điều 32, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và kế hoạch 161-KH/BTCTW, ngày 09/8/2018 của Ban Tổ chức Trung ương và Hội đồng cơ sở xét thăng hạng viên chức theo Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW ngày 29/5/2017 của Ban Tổ chức Trung ương.

- Có văn bản đăng ký, cử cán bộ dự thi nâng ngạch và xét thăng hạng năm 2018, danh sách trích ngang, hồ sơ đăng ký dự thi, danh sách cán bộ, công chức được miễn thi môn ngoại ngữ về Ban Tổ chức Tỉnh ủy (cơ quan thường trực của Hội đồng thi và xét thăng hạng công chức, viên chức của tỉnh) trước ngày 15/11/2018.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh về Hội đồng thi nâng ngạch công chức và xét thăng hạng viên chức của tỉnh (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy) để xem xét, giải quyết./.

CHỈ TIÊU THI NÂNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH NĂM 2018

Chỉ tiêu Ban Tổ chức TW giao: 78 đồng chí

Số dư 16 đ/c (20%), Tổng số dự thi năm 2018: 94 đ/c

(ban hành kèm theo Kế hoạch số 115-KH/TU ngày 06/11/2018)

------

STT

Tên đơn vị

Số CB,CC

ngạch hành chính

CVC và CV hiện có

CB đủ ĐK thi nâng ngạch CVC 2018

Chỉ tiêu

CVC

CV

1

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ

37

30

02

00

00

2

Văn phòng Tỉnh uỷ

58

14

26

02

02

3

Ban Tuyên giáo TU

37

12

15

04

03

4

Ban Dân vận TU

20

09

05

04

02

5

Ban Nội chính TU

29

09

06

01

01

6

Mặt trận TQ tỉnh

33

07

18

03

03

7

Hội Nông dân tỉnh

37

12

21

04

02

8

Tỉnh đoàn

47

07

34

02

01

9

Hội LH phụ nữ tỉnh

31

12

16

03

02

10

Hội cựu CB tỉnh

20

03

02

00

00

11

Liên đoàn LĐ tỉnh

227

34

183

22

06

12

Đảng uỷ Khối CQ

28

13

10

00

00

13

Đảng uỷ Khối DN

21

09

07

01

01

14

T.Phố Thanh Hóa

66

13

45

05

03

15

Bỉm Sơn

50

08

39

05

03

16

Sầm Sơn

47

11

31

03

02

17

Tĩnh Gia

59

09

43

03

02

18

Quảng Xương

60

15

42

07

03

19

Hoằng Hoá

69

10

52

04

02

20

Hà Trung

57

07

47

06

04

21

Nga Sơn

61

12

37

05

03

22

Hậu Lộc

52

09

35

03

02

23

Thiệu Hoá

62

12

42

06

03

24

Yên Định

59

10

44

02

02

25

Thọ Xuân

56

08

44

05

03

26

Đông Sơn

58

11

41

09

03

27

Nông Cống

63

09

48

06

03

28

Triệu Sơn

64

11

46

03

02

29

Vĩnh Lộc

53

09

41

06

03

30

Quan Hoá

57

08

38

05

03

31

Quan Sơn

56

07

46

05

03

STT

Tên đơn vị

Số CB, CC

ngạch hành chính

CVC và CV hiện có

CB đủ ĐK thi nâng ngạch CVC 2018

Chỉ tiêu

CVC

CV

32

Mường Lát

50

02

33

02

02

33

Bá Thước

57

10

37

02

02

34

Thường Xuân

61

12

42

02

02

35

Lang Chánh

48

06

36

07

03

36

Ngọc Lặc

58

08

41

02

02

37

Cẩm Thuỷ

57

14

39

03

02

38

Thạch Thành

57

08

39

05

03

39

Như Xuân

52

08

42

06

03

40

Như Thanh

59

15

38

04

02

2173

433

1453

167

94


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!