(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1790/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình truyền thông riêng về bình đẳng giới với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu đặt ra cụ thể.

Thúc đẩy bình đẳng giới

Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1790/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình truyền thông riêng về bình đẳng giới với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu đặt ra cụ thể.

Thúc đẩy bình đẳng giới

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, bình đẳng giới ở nước ta dù đã có nhiều cố gắng, song vẫn còn tình trạng “mấp mô”. Có những địa phương, đơn vị làm khá tốt việc sắp xếp, bố trí cán bộ nữ vào những vị trí quan trọng trong bộ máy hành chính, những doanh nhân nữ được hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng có nơi công tác cán bộ nữ vẫn chưa được chú ý đúng mức. Tỷ lệ cán bộ nữ trong diện quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đảm bảo theo quy định. Có địa phương phải “nợ” tiêu chí đảm bảo bình đẳng giới khi xét danh hiệu nông thôn mới. Tình trạng bất bình đẳng về giới trong tiếp cận cơ hội nghề nghiệp, chế độ lương, thưởng vẫn còn ở nhiều nơi...

Nhằm tiếp tục nỗ lực xóa bỏ bất bình đẳng về giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phối hợp tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022. Tháng hành động diễn ra từ ngày 15-11 đến 15-12 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Với chủ đề này, tiếp tục cho thấy những ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất, góp phần giúp phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, giảm bớt áp lực và nguy cơ bị bạo lực, xâm hại...

Tại diễn đàn này, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã đề nghị các cấp, ngành, địa phương chủ động cam kết và có hành động cụ thể, thiết thực, để xây dựng một xã hội bình đẳng, không có bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Cùng với lễ phát động sẽ có rất nhiều hoạt động hưởng ứng được tổ chức trực tiếp và trực tuyến trên cả nước với các quy mô khác nhau.

Với nỗ lực nhằm khỏa lấp khoảng trống về giới, tăng quyền năng cho phụ nữ, thúc đẩy xã hội phát triển, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, để tạo ra sự thay đổi đồng bộ và thực chất, từng bước hiện thực cam kết và mục tiêu đề ra tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, cần phải tạo ra được bước chuyển hành động với sự vào cuộc mạnh mẽ của tất cả các cấp, ngành, từng gia đình, từng người. Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 chính là dịp để toàn xã hội chung tay cùng các cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng thúc đẩy nhanh hơn nhiệm vụ xóa bỏ bất bình đẳng giới, tạo ra một sự thay đổi mới.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]