(Baothanhhoa.vn) - Theo tín ngưỡng văn hóa của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công ông Táo cưỡi cá chép về chầu Trời, báo cáo công việc một năm qua dưới hạ giới. Để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày Tết cuối năm, những ngày này, làng nghề nuôi cá chép tại xã Quảng Tân (Quảng Xương) đang tất bật chuẩn bị cho những mẻ cá để tung ra thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhộn nhịp làng nuôi cá phục vụ Tết ông Công ông Táo

Theo tín ngưỡng văn hóa của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công ông Táo cưỡi cá chép về chầu Trời, báo cáo công việc một năm qua dưới hạ giới. Để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày Tết cuối năm, những ngày này, làng nghề nuôi cá chép tại xã Quảng Tân (Quảng Xương) đang tất bật chuẩn bị cho những mẻ cá để tung ra thị trường.

Nhộn nhịp làng nuôi cá phục vụ Tết ông Công ông Táo

Theo các cụ cao niên ở đây, nghề nuôi cá nước ngọt đã có từ nhiều đời nay do cha ông để lại. Trước đây, người dân nuôi cá chép chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu tại địa phương. Sau này, nhận thấy tiềm năng từ các thị trường lớn bên ngoài, nhiều hộ nông dân đã đầu tư trang trại, mở rộng quy mô nuôi cá để phục vụ cá Tết cho khắp các vùng miền.

Nhộn nhịp làng nuôi cá phục vụ Tết ông Công ông Táo

Người dân thu hoạch cá để chuẩn bị xuất bán.

Có mặt tại xã Quảng Tân khi đã cận kề ngày Tết ông Táo, chúng tôi nhận thấy sự tấp nập, nhộn nhịp người ra vào mua bán tại các hộ nuôi cá. Anh Nguyễn Văn Bảy, thôn Tân Trúc, một người có thâm niên trong nghề, chia sẻ: Nhà anh có 1.500 m2 ao nuôi cá chép. Để kịp có cá bán vào dịp 23 tháng Chạp, từ tháng 7, tháng 8 (Âm lịch), anh đã bắt đầu nuôi. Cá chép giống khi thả chỉ bằng nửa đốt ngón tay, sau 4 đến 5 tháng, cá to khoảng 2 đến 3 ngón tay là vừa đẹp để thu hoạch. Trước ngày xuất ra thị trường, cá sẽ được thả vào bể ép để đảm bảo cá khỏe, săn chắc và an toàn khi vận chuyển. Năm được mùa, giá cao, gia đình anh thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng từ những ao cá này. Tuy nhiên cũng có năm mất mùa thua lỗ do mưa bão hay dịch bệnh nhưng anh vẫn kiên quyết không bỏ nghề bởi nuôi cá chép đã là nghề truyền thống được truyền lại cho nhiều thế hệ trong gia đình anh.

Nhộn nhịp làng nuôi cá phục vụ Tết ông Công ông Táo

Cá được thả vào bể ép trước khi đưa ra thị trường.

Một người dân khác trong thôn cho biết, trước kia, các hộ chủ yếu nuôi cá giống chép đen, tuy nhiên theo nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, người dân chuyển sang nuôi cá chép đỏ. Gia đình anh có 4.000m2 ao nuôi cá chép đỏ, cho thu hoạch khoảng 6 tạ/năm. Năm nay, giá cá bán ra trung bình 90.000 – 120.000/kg, trừ mọi chi phí, gia đình anh thu về khoảng 35 – 40 triệu đồng. Thời điểm này, số lượng cá cơ sở anh đã được đặt mua gần hết.

Nhộn nhịp làng nuôi cá phục vụ Tết ông Công ông Táo

Hiện nay, xã Quảng Tân có hơn 400 hộ gia đình nuôi cá nhỏ lẻ với diện tích 50 ha ao hồ, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn cá chép để phục vụ Tết Táo quân. Do cá ở địa phương có ưu điểm vượt trội so với cá từ các nơi khác như: Cá khỏe, màu đỏ óng, vây dài, kích thước đồng đều… nên rất được ưa chuộng. Cá chép Quảng Tân không những được tiêu thụ ổn định tại địa phương mà còn cung ứng cho nhiều tỉnh ngoài như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An...

Nhộn nhịp làng nuôi cá phục vụ Tết ông Công ông Táo

Nghề nuôi cá chép ở xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương không chỉ đem nguồn thu nhập cho người dân trong xã mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt. Với định hướng phát triển của địa phương cùng sự nỗ lực của bà con nông dân, hi vọng nơi đây sẽ ngày càng phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu của một “làng nghề” truyền thống.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]