(Baothanhhoa.vn) - Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động mà còn giúp cơ sở GDNN nâng cao vị thế, vai trò đào tạo, thu hút học viên. Hơn thế, người được đào tạo có được tác phong công nghiệp phù hợp với thời đại 4.0, dễ tìm được việc làm phù hợp; doanh nghiệp không tốn kém chi phí đào tạo lại.

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) không chỉ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động mà còn giúp cơ sở GDNN nâng cao vị thế, vai trò đào tạo, thu hút học viên. Hơn thế, người được đào tạo có được tác phong công nghiệp phù hợp với thời đại 4.0, dễ tìm được việc làm phù hợp; doanh nghiệp không tốn kém chi phí đào tạo lại.

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệpHọc sinh, sinh viên học nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí tại Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa.

Ông Ngô Xuân Lưu, Phó trưởng Phòng GDNN Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 66 cơ sở GDNN, trong đó 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, 32 trung tâm GDNN và 5 doanh nghiệp, HTX, 3 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, công tác GDNN đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp về GDNN có những chuyển biến tích cực, số lượng người đăng ký tham gia học nghề ngày càng tăng. Tỷ lệ người học sau tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp, các trung tâm GDNN có việc làm cao, thu nhập ổn định. Hệ thống các văn bản về GDNN từ Trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện; mạng lưới cơ sở GDNN của tỉnh đã và đang được sắp xếp lại. Chủ trương xã hội hóa về GDNN được phát triển, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo. Nhiều cơ sở GDNN đã thực sự coi trọng chất lượng đào tạo, từng bước phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xác định nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp thiết, vừa cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vừa đáp ứng yêu cầu quy hoạch của tỉnh và khu vực, các cơ sở GDNN đã không ngừng đổi mới, phát triển chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn hóa, hiện đại hóa theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế. Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng các tiêu chí cụ thể để tuyển chọn giáo viên. Xây dựng chính sách vật chất đủ mạnh nhằm khuyến khích thu hút sinh viên giỏi đăng ký làm giáo viên; có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên đạt chuẩn, giáo viên có trình độ cao, kỹ năng thực hành hoặc tay nghề giỏi, giáo viên đạt chuẩn đạt danh hiệu cao trong các kỳ thi quốc gia và khu vực. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành, thực tập cũng như tăng cường vật tư, vật liệu cho các bài thực hành để sinh viên được thao tác, vận hành. Với phương châm lấy người học làm trung tâm và đào tạo những gì xã hội cần, đổi mới phương thức gắn kết giữa đào tạo, xây dựng cơ chế xã hội trong đào tạo một số ngành nghề phù hợp với doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Thực hiện liên kết, liên thông trong đào tạo... nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội những lao động có chất lượng để hoàn thành sứ mệnh đào tạo đạt chuẩn, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Nhờ vậy, chất lượng đào tạo được nâng cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhà tuyển dụng.

Được giao đào tạo nghề và chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho người dân khu vực miền núi và các vùng phụ cận, những năm qua, Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa luôn quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo, đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề, hình thức đào tạo. Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để tạo và sử dụng lao động sau học nghề. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động; đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như nâng cao cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm, tăng năng suất lao động và thu nhập cho học sinh sau đào tạo...

Trong giai đoạn 2016-2020, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tuyển sinh được 303.504 người, trong đó cao đẳng 11.527 người, trung cấp 41.914 người, sơ cấp 154.597 người; đào tạo dưới 3 tháng 95.496 người; kèm cặp truyền nghề tại doanh nghiệp, làng nghề 257.355 lượt người. Trong đó, tuyển sinh đào tạo ngành, nghề trọng điểm là 16.959 học sinh, sinh viên, tỷ lệ tốt nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 10.092 học sinh, sinh viên; tỷ lệ ra trường có việc làm sau 6 tháng đạt bình quân 90%, có những nghề đạt 100% như nghề hàn, may thời trang, điện công nghiệp... Chất lượng và hiệu quả GDNN đã có những chuyển biến rõ rệt; kỹ năng nghề của người tốt nghiệp tại các cơ sở GDNN được nâng lên. Ở nhiều nghề trọng điểm, kỹ năng nghề của lao động trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Lao động qua đào tạo nghề nghiệp tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp; trên 80% người học có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%.

Trong giai đoạn 2021-2025, để đạt mục tiêu quy mô tuyển sinh bình quân 83.080 người/năm, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 85% trở lên và đến năm 2025 mạng lưới cơ sở GDNN gồm 59 cơ sở, trong đó có 28,8% cơ sở GDNN tư thục hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; 2 trường cao đẳng được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành và hệ thống chính trị đối với công tác GDNN theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN. Xây dựng và phát triển các trường đào tạo nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, khu vực ASEAN, quốc tế. Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề. Tăng cường vận động, xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào lĩnh vực GDNN, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho GDNN. Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN, đột phá mạnh vào chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, đổi mới chương trình, phương thức đào tạo và phát triển đội ngũ giáo viên, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong GDNN. Tăng cường gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động đã qua đào tạo nghề...

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]