(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ngàn đời tốt đẹp của dân tộc, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy luôn quan tâm, chăm lo công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy: Thực hiện hiệu quả công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” ngàn đời tốt đẹp của dân tộc, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy luôn quan tâm, chăm lo công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, đồng thời, triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.

Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cẩm Thủy.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, huyện Cẩm Thủy có 1.633 người con đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường; 987 thương binh và 320 bệnh binh đã để lại một phần xương máu và vĩnh viễn mang thương tật; 134 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng” và 1 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra, địa phương còn có 24 cán bộ hoạt động trước cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa; 27 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 278 người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc da cam dioxin; trên 6.000 quân nhân tham gia kháng chiến được hưởng trợ cấp và trên 5.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng các huân chương, huy chương cao quý. Với mong muốn bù đắp một phần những hy sinh, mất mát của gia đình liệt sĩ, thương, bệnh binh, người có công với cách mạng, qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu nước đến thế hệ trẻ, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi người có công; đồng thời, chú trọng khơi dậy các nguồn lực trong nhân dân, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” trên địa bàn.

Đặc biệt, với việc triển khai Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong giai đoạn từ năm 2013-2017, toàn huyện đã có 65 người được xác nhận thương binh; 72 người được hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 84 mẹ được phong tặng, truy tặng “Mẹ Việt Nam Anh hùng”. Cùng với đó, địa phương đã xét trợ cấp ưu đãi cho trên 1.800 lượt học sinh, sinh viên với số tiền trên 5 tỷ đồng; thực hiện chế độ điều dưỡng cho trên 4.000 lượt người; 100% người có công được cấp và hưởng chế độ bảo hiểm y tế... Ngoài ra, phong trào “Toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng” đã và đang trở thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, với nhiều hành động, việc làm thiết thực như cấy giúp gia đình người có công, đắp đường vào nhà các gia đình liệt sĩ hay giúp gia đình chính sách phòng chống thiên tai, bão lũ... Từ đó, nhiều gia đình chính sách, người có công đã được giúp đỡ kịp thời, cũng như từng bước giải quyết nhiều nhu cầu bức thiết về nhà ở, việc làm, học tập, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần. Các phong trào “Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng”, “Nhận đỡ đầu con liệt sĩ”, “Áo lụa tặng bà”; chăm sóc thương, bệnh binh, cha mẹ liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi; giữ gìn, tôn tạo “công trình ghi công các anh hùng liệt sĩ”... cũng được khơi dậy và phát triển, lôi cuốn mọi cấp, ngành, đơn vị tham gia.

Xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” được xem là một trong những việc làm thiết thực, ý nghĩa được các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn đồng tình, hưởng ứng. Theo đó, từ năm 2013 đến 2017, toàn huyện đã huy động được 1,2 tỷ đồng đóng góp cho quỹ. Từ nguồn kinh phí này, việc hỗ trợ các gia đình người có công gặp khó khăn trong cuộc sống; hỗ trợ tu sửa, nâng cấp, xây mới nhà ở cho các gia đình chính sách đã được thực hiện tương đối hiệu quả. Cùng với đó, đã thành truyền thống trong Ngày Thương binh, liệt sĩ và Tết Nguyên đán, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện đều tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, với kinh phí trên 20 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các xã, thị trấn trên địa bàn đều tổ chức gặp mặt thân nhân các gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng. Đồng thời, nhiều xã, thị trấn còn tổ chức gặp mặt con liệt sĩ, con thương binh đang học tập, lao động sản xuất giỏi, gặp mặt gia đình liệt sĩ, thương binh tiêu biểu... Qua đó, kịp thời động viên, khuyến khích các gia đình phát huy truyền thống cách mạng và tinh thần tự lực, tự cường, từng bước vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu và góp phần xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.


Bài và ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]