(Baothanhhoa.vn) - Nhằm tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình, bị buôn bán trở về, năm 2013 các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng mô hình “Địa chỉ tin cậy”. Nội dung hoạt động của mô hình là tiếp nhận, hỗ trợ và thông báo kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực; bảo đảm an toàn, bí mật cho nạn nhân và người báo tin. Đây cũng là nơi để các hội viên phụ nữ gặp gỡ, chia sẻ, tháo gỡ những mối bất hòa trong cuộc sống gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng

Nhằm tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình, bị buôn bán trở về, năm 2013 các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã xây dựng mô hình “Địa chỉ tin cậy”. Nội dung hoạt động của mô hình là tiếp nhận, hỗ trợ và thông báo kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực; bảo đảm an toàn, bí mật cho nạn nhân và người báo tin. Đây cũng là nơi để các hội viên phụ nữ gặp gỡ, chia sẻ, tháo gỡ những mối bất hòa trong cuộc sống gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng.

Hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng

Hội viên, phụ nữ xã Thạch Sơn (Thạch Thành) được bồi dưỡng kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc.

Nhận thức ý nghĩa hoạt động của mô hình, Hội LHPN tỉnh đã củng cố, kiện toàn 800 tổ hòa giải thành mô hình “Địa chỉ tin cậy”, đồng thời, rà soát, nắm tình hình bạo lực gia đình và lựa chọn đơn vị xây dựng điểm; phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương để triển khai thực hiện. Trong đó, hội LHPN cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ trở thành địa chỉ tin cậy. Cụ thể, hội LHPN các xã, phường, thị trấn cùng với trưởng thôn, cán bộ chi hội phụ nữ thôn, xóm khảo sát, lập danh sách những người có uy tín trong cộng đồng, có kiến thức, kỹ năng và năng lực để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, có địa điểm dễ bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân. Bên cạnh đó, hội LHPN cơ sở còn vận động xây dựng các địa chỉ tin cậy tại trạm y tế, trụ sở công an xã, phường (nơi thường xuyên có người trực và có khả năng bảo vệ, hỗ trợ các nạn nhân)... và đề nghị UBND xã ra quyết định thành lập, công bố rộng rãi trong nhân dân. Đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho các địa chỉ tin cậy khi cần thiết để tạo niềm tin cho nạn nhân khi đến với địa chỉ.

Chị Bùi Thị Cúc, thành viên mô hình “Địa chỉ tin cậy” thôn Quý Tiến, xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) cho biết: Sau 3 năm hoạt động, địa chỉ đã hỗ trợ 3 nạn nhân bị bạo lực gia đình và nhiều cặp vợ chồng đã được hàn gắn tình cảm và vươn lên thoát nghèo. Chị Đỗ Thị Thương, thành viên địa chỉ tin cậy Hội LHPN xã Đông Minh (Đông Sơn) cho biết. Đa số các thành viên của địa chỉ tin cậy hoạt động nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ khi cần thiết. Trong đó có một nạn nhân nữ đã được hội LHPN xã và ban công an xã tổ chức hòa giải thành công; tư vấn cho 7 đối tượng qua đường dây nóng và cả trực tiếp đến từng nhà nạn nhân khi có nhu cầu, trong đó có 5 cuộc tư vấn thành công. Hiện mô hình “Địa chỉ tin cậy” xã Đông Minh đang phát huy hiệu quả.

Đây là hai trong số nhiều địa chỉ tin cậy hoạt động hiệu quả và Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội nhân rộng mô hình, phát triển được 1.300 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Các mô hình đã hòa giải 2.716 vụ mâu thuẫn gia đình có liên quan đến bạo lực gia đình, tư vấn cho 3.485 người. Những chị em là nạn nhân được tư vấn, cung cấp số điện thoại để liên lạc khi cần thiết. Nhiều chị em được bảo vệ trước nạn bạo hành gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã được hàn gắn, thuận hòa, từ đó chị em ngày càng tin tưởng, phấn khởi và tích cực tham gia vào các phong trào và hoạt động của hội và tham gia vào các HTX, tổ hợp tác sản xuất, tổ hùn vốn, góp vốn xoay vòng để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc... Nhờ tư vấn, hỗ trợ hiệu quả của mô hình, nhận thức của hội viên phụ nữ nói riêng, của cộng đồng nói chung đã được nâng lên rõ rệt, các nạn nhân đã mạnh dạn tố cáo hoặc nhờ các cơ quan, ngành chức năng can thiệp, xử lý khi có các vụ việc xảy ra. Cộng đồng mạnh dạn lên tiếng báo tin khi chứng kiến các hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, từ đó giúp các ngành chức năng kịp thời giải quyết, hạn chế được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Riêng các đối tượng bạo lực gia đình sau khi được tuyên truyền, giải thích thì hầu hết đã dần chuyển biến nhận thức thay đổi hành vi, ít có trường hợp tái phạm.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động do tư tưởng một số nạn nhân có tính cam chịu không mạnh dạn tố cáo hành vi bạo lực, một số gia đình thành viên tham gia mô hình bị đối tượng bạo hành làm phiền... nhưng với mục tiêu hoạt động vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh vẫn đang nỗ lực thực hiện và lồng ghép với các chương trình hoạt động khác để duy trì, nhân rộng mô hình ngày càng hiệu quả hơn.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]