(Baothanhhoa.vn) - Sau những ngày sum vầy ngắn ngủi bên gia đình, nhiều người lao động lại hối hả, tất bật lên đường để bắt đầu cho hành trình mới. Ai cũng chờ đợi một năm làm việc thuận lợi hơn.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Sau những ngày sum vầy ngắn ngủi bên gia đình, nhiều người lao động lại hối hả, tất bật lên đường để bắt đầu cho hành trình mới. Ai cũng chờ đợi một năm làm việc thuận lợi hơn.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Những ngày đầu năm nhà ga và các bến xe khách ở Thanh Hóa trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn. Vẫn là những hình ảnh quen thuộc của đoàn người tay xách nách mang chờ khai báo y tế trước khi lên xe, tàu. Đây đó, từng nhóm vài ba người tranh thủ ít phút để trò chuyện, nhắn gửi.

Ngay phía cổng vào khu vực bên trong bến xe, người đàn ông chừng ngoài 60 tuổi bịn rịn như không muốn rời xa cô con gái và đứa cháu ngoại. Nắm bàn tay đứa bé người ông nói: “Hai mẹ con cố gắng giữ gìn sức khỏe nhé, vào đến nơi nhớ báo ngay cho ông biết. Ở nhà, ông bà nhớ mẹ con con lắm”. Đôi mắt rưng rưng, cô con gái cố không để nước mắt rơi, giọng lạc đi: “Bố mẹ ở nhà cũng chú ý đến sức khỏe. Con đi sẽ thường xuyên gọi điện về. Bố đừng quá lo lắng”.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Không quá ồn ào, những người đi xe khách tại bến xe khách phía Bắc thành phố Thanh Hóa ai nấy đều kiên nhẫn tìm cho mình một chỗ ngồi trong lúc chờ xe. Hành lý cồng kềnh, nhiều bà mẹ trẻ còn bế trên tay đứa con thơ giữa trời lạnh giá, cố gắng ủ để con có giấc ngủ ngon trong lúc chờ đợi. Bên trong hành trang của họ ngoài vật dụng cá nhân còn có những món quà quê.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Mang theo quyết tâm và những ước mơ về cuộc sống mới, nhưng nhiều lao động cũng không khỏi thấp thỏm, lo toan cho những ngày mưu sinh sắp tới nơi đất khách quê người.

Chị Nguyễn Thị Hường quê ở huyện Hoằng Hóa tâm sự: Tôi có con buôn bán ở chợ Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, còn chồng làm nghề chạy xe du lịch. Năm vừa rồi dịch COVID-19 phức tạp, buôn bán khó khăn mà chồng lại ít việc nên cuộc sống cũng vất vả. Năm nay, chúng định ra muộn hơn nhưng hàng hóa còn nhiều và lũ trẻ cũng phải đến trường nên cả nhà đi sớm. Lo lắng lắm, chỉ mong dịch bệnh được kiểm soát để chúng tôi yên tâm làm ăn sinh sống.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Với những lao động xa quê, cảm giác bồi hồi, hân hoan khi được trở về nhà khiến những ngày cuối năm trở nên đáng nhớ. Nhưng rồi, ngày đầu năm chuẩn bị bước vào hành trình mới, niềm nhung nhớ, luyến lưu lại khiến bước chân của họ trở nên nặng nề hơn. Suốt một năm lao động vất vả nơi đất khách với đủ thứ nghề, trên vai họ gánh mọi nỗi lo về công việc, về kinh tế và cả cuộc sống của người thân nơi quê nhà.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Rùng mình nhớ lại quãng thời gian dịch bệnh bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, anh Trần Thành Dương ở xã Anh Sơn, thị xã Nghi Sơn làm nghề phụ bếp, chia sẻ: Khó khăn, thiếu thốn là tình trạng chung của nhiều lao động tự do như chúng tôi. Hàng tháng trời thất nghiệp và bị “bó gối” trong căn phòng trọ hơn 10 m2 cùng với bao nhiêu nguy cơ rình rập khiến tôi nhiều đêm mất ngủ. Vẫn biết sẽ còn nhiều những vất vả đang chờ đợi mình phía trước nhưng phải cố thôi.

Hành trình vào cuộc mưu sinh mới nơi đất khách

Những đoàn tàu, chuyến xe chở cả những lo toan, trăn trở và niềm hy vọng của nhiều người lao động xa quê. Trong những ánh mắt man mác đầy tâm trạng, dường như ai nấy đều nghĩ về hành trình mới với biết bao khó nhọc, thử thách. Một năm đằng đẵng ở phương xa là cả tháng ngày lo toan cơm áo gạo tiền và những rủi ro rình rập. Hơn lúc nào hết, giờ đây cả người đi xa lẫn người ở lại đều cầu mong sức khỏe và bình yên để tiếp tục lao động.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]