(Baothanhhoa.vn) - Những cây chè to cả người ôm không hết, có cây cao tới hơn 20m , thậm chí 30m, mọc ở độ cao hơn 1.250m so với mực nước biển, nằm trên đỉnh núi Pom Khuông cao chót vót của bản Sậy, xã Trung Thành huyện Quan Hóa, thuộc Khu BTTN Pù Hu. Những cây chè cổ thụ hoang dã này vẫn được xem là “báu vật” của đồng bào dân tộc nơi đây.

Hành trình đến với quần thể chè cổ thụ trên đỉnh Pom Khuông

Những cây chè to cả người ôm không hết, có cây cao tới hơn 20m , thậm chí 30m, mọc ở độ cao hơn 1.250m so với mực nước biển, nằm trên đỉnh núi Pom Khuông cao chót vót của bản Sậy, xã Trung Thành huyện Quan Hóa, thuộc Khu BTTN Pù Hu. Những cây chè cổ thụ hoang dã này vẫn được xem là “báu vật” của đồng bào dân tộc nơi đây.

Hành trình đến với quần thể chè cổ thụ trên đỉnh Pom Khuông

Cây chè cổ thụ có độ cao trên 20m.

Khi trời vừa bừng sáng, cũng là lúc tôi cùng đoàn công tác của huyện Quan Hoá chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho cuộc hành trình khám phá quần thể chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Lần này không phải là một chuyến đi tuần tra rừng như những lần tôi theo chân các chiến sĩ Kiểm lâm, mà lên với núi cao, rừng già để tìm hiểu rõ hơn về giống chè được người dân cùng cán bộ Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu mới phát hiện được trong thời gian gần đây. Anh Lê Duy Cường - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu trước khi đi đã căn dặn chúng tôi kỹ lưỡng: “Lên đó, đường đi rất khó khăn, băng rừng, vượt núi, chỉ có dốc và dốc thôi, đi lại phải hết sức cẩn thận, cố gắng bám sát nhau mà đi! Lên để tận mắt thấy, tay sờ, tai nghe và cảm nhận những cây chè cổ thụ quý giá như thế nào”.

Chúng tôi xuất phát từ nhà trưởng bản Sậy, được các thanh niên trong bản đưa bằng xe máy tới bìa rừng, sau đó bắt đầu cuộc hành trình tìm đến “báu vật” nơi rừng thẳm.

Hành trình đến với quần thể chè cổ thụ trên đỉnh Pom Khuông

Cây chè cổ thụ một người ôm không hết.

Theo lời dặn của Phó Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu “Mỗi người cách nhau 2m, chú ý quan sát xung quanh”, đoàn công tác gồm 20 người, được chia thành nhiều tốp cứ thế băng rừng. Tốp đầu được các thanh niên bản dẫn đường, vừa đi vừa mở lối, nhìn lên phía trước chỉ thấy rừng là rừng, con dốc cứ ngày một cao hơn, dựng đứng, tạo cảm giác con đường ngày càng xa thêm.

Thời gian băng rừng dần trôi qua, cuối cùng mọi người cũng tới nơi. Một khu rừng vẫn còn giữ được vẻ nguyên sinh với nhiều loài cây lớn nhỏ khác nhau tạo nên quang cảnh đẹp đến khó tả, vẻ đẹp của sự hoang dã vốn có mà núi rừng ban tặng. Tôi cứ tưởng tượng mình như đang ở một thế giới khác vậy. Trên đỉnh núi Pom Khuông, rừng chè cổ thụ hiện lên trước mắt. Những cây chè to cả người ôm không hết, cao hơn 20m, cùng với đó là những cây nhỏ hơn mọc xung quanh.

Hành trình đến với quần thể chè cổ thụ trên đỉnh Pom Khuông

Chúng tôi dừng lại, lấy nước, ống giang, chuẩn bị nhóm lửa để thưởng thức chè giữa núi rừng đại ngàn. Những ống cây giang được chặt thành từng khúc dùng để “lam chè” được một số người dân đi cùng thực hiện như một nét văn hoá độc đáo kết hơp với sản phẩm của rừng núi nơi đây ban tặng. Đợi hơn 15 phút, chúng tôi bắt đầu thưởng thức chè. Vị thơm của thứ chè cổ thụ này như sự kết tinh hoa của núi rừng đại ngàn. Vị chè nơi đây khác hẳn so với nhiều thứ chè xanh khác mà tôi từng được uống trước đó, không hề chát, một chút đắng nhẹ và sau cái nhấp môi lại có vị ngọt và thơm, càng nhấp chè càng thấy ngọt hơn, thơm hơn. Đặc biệt nhất, chỉ cần một nắm chè, thay 3 đến 4 lần nước vẫn không mất đi màu xanh và vị thơm của chè. Quan sát kỹ, những búp chè non, xoăn lại khi dài bằng đốt ngón tay, chỉ vo nhẹ đã thấy mùi thơm. Vị thơm của thời gian, vị thơm của sương, của sự hoang dã nơi đại ngàn rừng núi này.

Hành trình đến với quần thể chè cổ thụ trên đỉnh Pom Khuông

Đầu giờ chiều, sau khi đi kiểm đếm, mọi người thống kê, tổng hợp lại được khoảng 40 cây chè cổ thụ và rất nhiều cây chè con, chúng tôi bắt đầu thu dọn, trả lại vẻ nguyên sơ ban đầu tại khu vực dừng chân để xuống núi.

Hành trình đến với quần thể chè cổ thụ trên đỉnh Pom Khuông

Một vùng chè cổ thụ vô cùng quý hiếm mọc hoang dã chưa hề bị tác động bởi con người đã được phát hiện tại đỉnh Pom Khuông, bản Sậy, xã Trung Thành, huyện QUan Hóa. Hy vọng quẩn thể chè cổ thụ nơi đây sẽ được các cơ quan chức năng quan tâm để bảo tồn và đầu tư khai thác các tiềm năng như phát triển du lịch sinh thái, chế biến các sản phẩm từ cây chè…, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Pù Hu; đồng thời, nâng cao đời sống của các cộng đồng vùng đệm, nơi có sự phân bố của những cây chè cổ thụ này.

Đỗ Lưu


Đỗ Lưu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]