(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19-6-2013; Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12-11-2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP. Đến nay, trên địa bàn toàn quốc có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Cơ quan quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai (Quỹ) cấp tỉnh, trong đó đã có 61 tỉnh, thành tiến hành tổ chức thu, nộp Quỹ theo quy định, với tổng số thu lũy kế là 4.193 tỷ đồng (theo Báo cáo số 214/BC-ƯPKP ngày 28-6-2021 của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19-6-2013; Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai; Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12-11-2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP. Đến nay, trên địa bàn toàn quốc có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Cơ quan quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai (Quỹ) cấp tỉnh, trong đó đã có 61 tỉnh, thành tiến hành tổ chức thu, nộp Quỹ theo quy định, với tổng số thu lũy kế là 4.193 tỷ đồng (theo Báo cáo số 214/BC-ƯPKP ngày 28-6-2021 của Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm bắt buộc của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân

Công nhân Công ty TNHH MTV Sông Chu vận hành đập điều tiết Quy Xá (Thiệu Hóa) phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tại tỉnh Thanh Hóa, tổng lũy kế thu Quỹ từ khi thành lập (năm 2016) đến nay được hơn 127 tỷ đồng, là một trong tốp 10 tỉnh có số thu Quỹ cao nhất toàn quốc; số thu trung bình hàng năm dao động từ 25 - 30 tỷ đồng. Riêng năm 2021 (đến ngày 30-6-2021) đã thu được hơn 8 tỷ đồng (bao gồm cả số thu được để lại cấp huyện, xã). Có thể thấy, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm và ý nghĩa của việc chung tay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì trong quá trình triển khai thu, nộp Quỹ trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch năm 2021 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 1-6-2021 vẫn còn tồn tại, khó khăn. Điển hình như: Một số địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quyết liệt trong việc tổ chức triển khai thu Quỹ; thời gian nộp về tài khoản Quỹ cấp tỉnh còn chậm; việc thu, nộp khoản đóng góp theo giá trị tài sản của doanh nghiệp và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp còn hạn chế, còn có hiện tượng cố tình trì hoãn không thực hiện trách nhiệm đóng góp Quỹ...

Để việc thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai được công bằng, minh bạch đảm bảo theo quy định, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14-9-2017 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều, trong đó tại Điều 11 quy định xử phạt vi phạm hành chính về đóng góp Quỹ Phòng, chống thiên tai như sau:

Phạt tiền bằng số tiền phải đóng góp còn thiếu theo từng đợt nhưng tối thiểu là 50.000 đồng, tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng thiếu Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm, cụ thể: a) Đối với cá nhân đến ngày 30-5 đã đóng nhưng chưa đóng đủ mức phải đóng góp theo quy định và trong thời gian từ sau ngày 30-5 đến hết ngày 31-12 hàng năm mới đóng phần còn thiếu. b) Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:

Đến ngày 30-5 đã đóng lần thứ nhất nhưng chưa đóng đủ số tiền phải đóng góp theo quy định và số tiền thiếu của lần thứ nhất đóng trước ngày 30-10 hàng năm.

Đến ngày 30-10 hàng năm đã đóng lần thứ hai nhưng chưa đóng đủ số tiền phải đóng góp theo quy định và số tiền còn thiếu của lần thứ hai đóng trước ngày 31-12 hàng năm.

Phạt tiền gấp 1,5 lần mức phải đóng góp theo từng đợt nhưng tối thiểu là 50.000 đồng, tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng chậm Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm, cụ thể: a) Đối với cá nhân đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai trong thời gian từ sau ngày 30-5 đến hết ngày 31-12 hàng năm. b) Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập đóng lần thứ nhất trong thời gian từ sau ngày 30-5 đến ngày 30-10 hàng năm và đóng số tiền còn lại trong thời gian từ sau ngày 30-10 đến hết ngày 31-12 hàng năm. Phạt tiền gấp 2 lần mức phải đóng góp theo từng đợt nhưng tối thiểu là 50.000 đồng, tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với hành vi không đóng Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm, cụ thể: a) Đối với cá nhân đến hết ngày 31-12 hàng năm chưa đóng đủ Quỹ Phòng, chống thiên tai. b) Đối với tổ chức kinh tế hạch toán độc lập đến hết ngày 30-10 hàng năm chưa đóng lần thứ nhất và đến hết ngày 31-12 chưa đóng số tiền còn lại phải đóng góp Quỹ Phòng, chống thiên tai. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đóng góp Quỹ Phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm tại khoản 1, 2, 3 nêu trên.

Hiện tại, Cơ quan quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai cấp tỉnh Thanh Hóa đang tổng hợp kết quả thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai theo kế hoạch năm 2021 từ các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để báo cáo cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Bài và ảnh: Thu Hòa


Bài và ảnh: Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]