(Baothanhhoa.vn) - Trẻ em có thể phát hiện, đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp độc đáo, hấp dẫn, hiệu quả. Do vậy, tiếng nói trẻ em cần được cha mẹ, người nuôi dưỡng, cộng đồng ghi nhận và tôn trọng. Điều đó, giúp tạo dựng một môi trường, tâm lý tự tin để trẻ phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của trẻ em

Trẻ em có thể phát hiện, đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp độc đáo, hấp dẫn, hiệu quả. Do vậy, tiếng nói trẻ em cần được cha mẹ, người nuôi dưỡng, cộng đồng ghi nhận và tôn trọng. Điều đó, giúp tạo dựng một môi trường, tâm lý tự tin để trẻ phát triển toàn diện, phát huy được hết tố chất và tiềm năng của mình.

Cần tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của trẻ em

Trẻ em được lên tiếng, bày tỏ quan điểm khi tham gia các diễn đàn.

Qua khảo sát thực tế, phần lớn trẻ em được hỏi cho rằng các em được quan tâm, chăm sóc, được tôn trọng, được thể hiện sở thích, quan điểm của mình. Song vẫn còn không ít trường hợp trẻ cho rằng các em chưa được tôn trọng, thường bị bố mẹ áp đặt, phân biệt đối xử. Em Nguyễn Q.T. (phường Quảng Thắng) cảm thấy rất buồn và không đồng ý với bố mẹ trong việc muốn em tập trung luyện thi vào trường y theo truyền thống gia đình. T. muốn học và thử sức bên lĩnh vực kinh tế, nhưng không nhận được sự ủng hộ từ gia đình. Em T. chia sẻ, em rất sợ máu và bị ám ảnh những dây truyền, kim tiêm và tiếng còi cấp cứu. Em tự cảm thấy mình không đủ bản lĩnh, nghị lực để công tác trong ngành y. Và hơn hết em nghĩ lực học của mình khó có thể trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội.

Hay em Hoàng A. 14 tuổi (TP Thanh Hóa) và bố giận nhau hơn 2 tháng và A. xin mẹ về ở cùng ông bà. Khi được hỏi vì lý do không nói chuyện với bố, A. chia sẻ, bố không cho em thể hiện mong muốn hay quan điểm về sự việc nào đó. Hai bố con thường xuyên kết thúc câu chuyện trong tiếng quát hoặc lời áp đặt của bố. Bố thường xuyên trách mắng oan con mà không quan tâm vì sao con làm như vậy hay có phải lỗi do con không. Do không có tiếng nói chung nên A. thường không tâm sự, chia sẻ cùng bố, lâu dần không biết mở lời thế nào để nói chuyện.

Có thể thấy, sự khác biệt trong nhận thức, quan điểm, tâm lý của cha mẹ và trẻ nếu không tìm được tiếng nói chung rất dễ khiến cho trẻ ngại giao tiếp, đóng kín tâm hồn không muốn chia sẻ cùng bố mẹ. Điều này tạo thành rào cản vô hình trong việc quan tâm, chăm sóc cũng như định hướng, giáo dục cho trẻ. Hơn thế, nó có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực, lệch lạc của trẻ, khiến trẻ dễ sa vào những cạm bẫy, tệ nạn xã hội.

Trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nhấn mạnh một số nội dung quan trọng: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. Hiểu đơn giản, dù trong gia đình hay xã hội trẻ em có quyền tham gia vào các hoạt động, được bày tỏ ý kiến; cha mẹ hay bất cứ ai cũng cần tôn trọng và thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Song, thực tế, cha mẹ rất yêu thương, chiều chuộng con cái mình, nhưng việc tôn trọng, lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của trẻ em lại chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ về quyền tham gia của trẻ. Vì thế việc trẻ em được bày tỏ ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định bị xem nhẹ.

Đặc biệt trong xã hội hiện nay, do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều gia đình, cha mẹ không dành thời gian giao tiếp, tương tác, chơi với con, lắng nghe con nói. Thay vào đó cha mẹ dành phần lớn thời gian cho công việc và thiết bị thông minh, internet, phó mặc hoàn toàn con cái cho nhà trường, ông, bà hoặc người giúp việc. Từ chỗ ít hoặc không lắng nghe con, dần sẽ không hiểu con, không biết con nghĩ gì, muốn gì và làm gì. Từ đó dẫn đến ít và khó chia sẻ với con, khiến trẻ lạc lõng, có suy nghĩ, tâm lý lệch lạc dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình và xã hội đối với việc thực hiện quyền của trẻ em, các địa phương, các ngành, hội đoàn thể triển khai nhiều hoạt động, mô hình và thành lập các câu lạc bộ nhằm tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và hiểu biết của các bậc cha mẹ và cộng đồng về các quyền trẻ em. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức hơn 230 lớp tập huấn truyền thông về Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều về Luật Trẻ em... cho hơn 12.000 người tham gia là các bậc phụ huynh, trẻ em tại cộng đồng. In và cấp hơn 12.000 cuốn sổ theo dõi trẻ em trong gia đình. Hội LHPN đã tổ chức các cuộc truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về Luật Trẻ em, bảo vệ trẻ em ngay tại gia đình... thông qua các câu lạc bộ, buổi sinh hoạt chuyên đề của hội. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Năm 2021, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng điểm mô hình câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững, nuôi dạy con tốt” tại 17 địa phương như, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn; thị xã Nghi Sơn, Bỉm Sơn; huyện Nông Cống, Đông Sơn, Thiệu Hóa...

Thực hiện Quyết định số 5328/QĐ-UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch triển khai Kế hoạch số 1235/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức các diễn đàn trẻ em các cấp; thành lập các mô hình câu lạc bộ quyền trẻ em các cấp; tổ chức hội thi, hội diễn, hội trại... Thông qua các diễn đàn, các hoạt động trẻ được giao lưu, trao đổi và gửi đến lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể những thông điệp, ý kiến liên quan đến việc thực hiện quyền trẻ em. Đồng thời, ý kiến, nguyện vọng của các em đều được lãnh đạo các cấp lắng nghe, giải thích cặn kẽ và chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện những nguyện vọng chính đáng.

Cùng với đó, việc lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chính sách, đề án, kế hoạch về trẻ được cũng được quan tâm triển khai. Cụ thể, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng thí điểm mô hình lấy ý kiến của trẻ vào việc xây dựng văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến trẻ em, môi trường giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, phòng, chống tai nạn thương tích, hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em tại xã Quảng Trạch, Quảng Nham (Quảng Xương). Xây dựng thí điểm mô hình sinh hoạt câu lạc bộ “Quyền trẻ em” tại huyện Bá Thước, Yên Định. Tỉnh đoàn chỉ đạo, hướng dẫn 27/27 đơn vị thành lập câu lạc bộ quyền trẻ em; xây dựng hộp thư góp ý, lấy ý kiến của trẻ thông qua sinh hoạt đoàn, hội.

Hy vọng, với nhiều hoạt động, mô hình thiết thực về quyền trẻ em, các bậc phụ huynh cũng như cộng đồng sẽ nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, tôn trọng tiếng nói sở trường của trẻ. Từ đó, hình thành môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ phát triển toàn diện.

Bài và ảnh: Quỳnh Chi


Bài và ảnh: Quỳnh Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]