(Baothanhhoa.vn) - Vào các ngày từ 14 đến 16-3 âm lịch tại thôn Trung Thành, xã Yên Lễ (nay là thị trấn Yên Cát), đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân lại long trọng tổ chức lễ hội Đình Thi để tri ân, tưởng nhớ công lao của tướng quân Lê Phúc Thành - người có công khai khẩn đất đai, dựng làng lập xóm; đồng thời, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống yên bình, ấm no.

Độc đáo lễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân

Vào các ngày từ 14 đến 16-3 âm lịch tại thôn Trung Thành, xã Yên Lễ (nay là thị trấn Yên Cát), đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân lại long trọng tổ chức lễ hội Đình Thi để tri ân, tưởng nhớ công lao của tướng quân Lê Phúc Thành - người có công khai khẩn đất đai, dựng làng lập xóm; đồng thời, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống yên bình, ấm no.

Độc đáo lễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như XuânLễ hội Đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ Như Xuân.

Theo tài liệu ghi lại, Đình Thi được xây dựng năm 1495, thờ Dương Cảnh Bạch y Thượng đẳng tối linh thần và tướng quân Lê Phúc Thành. Năm 1949, đình xuống cấp, đến năm 1990 mới được trùng tu và tôn tạo lại. Năm 1995, Đình Thi được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Nhân vật được thờ trong đền gồm tướng quân Lê Phúc Thành và thờ 4 người con trai của ông. Hiện Đình Thi còn lưu giữ được hai sắc phong thời Nguyễn do Vua Khải Định và Bảo Đại ban vào năm 1922 và 1934. Trước đây, lễ hội Đình Thi thường có tục tế trâu, rước kiệu và nhiều trò chơi, trò diễn dân gian mang đậm sắc thái văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ, nhưng do điều kiện khách quan, một thời gian dài nhiều giá trị của lễ hội bị mai một. Từ năm 1990, cùng với việc phục dựng đình, lễ hội Đình Thi cũng được khôi phục, ngoài những nghi thức tế lễ, đồ vật dâng cúng, một số trò chơi, trò diễn cũng được sưu tầm và phục dựng lại. Lễ Hội Đình Thi trước kia được tổ chức 3 năm một lần, nay là 5 năm một lần kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16-3 âm lịch, gọi là đại lễ; hằng năm tổ chức dâng hương tưởng nhớ danh tướng vào ngày 16-3 âm lịch, gọi là tiểu lễ.

Phần lễ gồm rước kiệu từ Đình Thi đến khu phần mộ thành hoàng và ngược lại, sau đó tổ chức tế tại đình. Ngoài phần lễ, phần hội thường có hát trống chiêng, hát giao duyên, ném còn, đi cà kheo, chọi gà, kéo co, chơi tổ tôm và các hoạt động thể thao khác.

Đây là lễ hội đặc sắc, tiêu biểu và duy nhất hiện còn lưu giữ của đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]