(Baothanhhoa.vn) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là “hợp phần” của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đang có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh. Đến trung tuần tháng 4, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 30 sản phẩm OCOP đạt chuẩn, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao và 24 sản phẩm đạt 3 sao. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động tiêu cực đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên UBND tỉnh, Văn phòng Điều phối (VPĐP) chương trình XDNTM tỉnh đã có các kế hoạch để giúp các chủ thể thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng kế hoạch thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP trong và sau dịch bệnh COVID-19

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là “hợp phần” của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đang có sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh. Đến trung tuần tháng 4, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 30 sản phẩm OCOP đạt chuẩn, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao và 24 sản phẩm đạt 3 sao. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động tiêu cực đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên UBND tỉnh, Văn phòng Điều phối (VPĐP) chương trình XDNTM tỉnh đã có các kế hoạch để giúp các chủ thể thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng kế hoạch thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP trong và sau dịch bệnh COVID-19

Đóng chai sản phẩm nước mắm Lê Gia, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) – một sản phẩm OCOP.

Khảo sát mới nhất từ VPĐP chương trình XDNTM, hầu hết các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng đến doanh thu và sản lượng do dịch bệnh COVID-19. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm và các sản phẩm thuộc nhóm thảo dược, ước tính sản lượng và doanh thu giảm khoảng 30 - 40%, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ giảm. Đặc biệt, các sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống doanh thu giảm mạnh. Đơn cử như, chiếu cói dệt tay thủ công, thảm cói trải sàn của Công ty TNHH Ngân Khương (Nga Sơn), ống hút tre của Công ty TNHH VIBABO (Thường Xuân), rượu Chi Nê của Công ty CP Thương mại Hậu Lộc, rượu Sâm Báo của Cơ sở rượu An Tâm (Vĩnh Lộc)... đều ước tính doanh thu giảm khoảng 80 đến 90%. Đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài phần lớn các đơn hàng đã ký hợp đồng bị hủy hoặc tạm dừng khiến các cơ sở sản xuất chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Trước tình hình trên, VPĐP chương trình XDNTM và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP năm 2020, trong đó chú trọng các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngày 16–3–2020, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 77/KH-UBND để triển khai. Theo đó, từ nguồn kinh phí sự nghiệp chương trình XDNTM, các nguồn vốn lồng ghép và kinh phí của các địa phương, nhiều giải pháp kích thích sản xuất sản phẩm OCOP sẽ được triển khai. Ngay trong thời điểm này, công tác tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm đã được UBND tỉnh yêu cầu các địa phương và chủ cơ sở sản xuất đẩy mạnh, nhất là qua các website và mạng xã hội. Các sở, ngành, đơn vị liên quan cấp tỉnh cũng được khuyến khích lồng ghép để tuyên truyền các nội dung liên quan đến chương trình OCOP thông qua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

Nếu tình hình dịch bệnh lắng dịu, ngay trong quý II, VPĐP chương trình XDNTM tỉnh sẽ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các chủ thể sản xuất về xây dựng phương án kinh doanh, kiến thức về thị trường, marketing sản phẩm OCOP. Cùng với đó, các kiến thức về hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ, cách viết câu chuyện sản phẩm, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ tham gia xếp loại sản phẩm... sẽ được truyền đạt. VPĐP chương trình XDNTM tỉnh cũng đã lên phương án tổ chức các đợt tham quan học tập cách làm của các điển hình trong và ngoài nước cho các chủ cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP và cán bộ chuyên trách các cấp.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Du lịch tỉnh cũng được giao nhiệm vụ phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các sản phẩm OCOP của tỉnh đến thị trường trong nước và quốc tế. Trong năm, VPĐP chương trình XDNTM có trách nhiệm phối hợp với các địa phương và các sở, ngành liên quan để đưa các sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Các chủ cơ sở sản xuất cũng sẽ được tạo điều kiện để mở các điểm giới thiệu và bán sản phẩm, bởi Sở Công Thương và VPĐP chương trình XDNTM đã phối hợp với các địa phương để triển khai kế hoạch này từ trước đó.

Hiện nay, 13 huyện: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành, Nga Sơn, Thường Xuân, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Như Xuân, Đông Sơn, Như Thanh và Triệu Sơn có sản phẩm OCOP. UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu để phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, tham quan các mô hình OCOP ngay khi các hoạt động du lịch phát triển trở lại. Cùng với đó, khuyến khích các công ty du lịch quảng bá sản phẩm OCOP đến đông đảo du khách cũng như các thị trường.

Bên cạnh các giải pháp mang tính định hướng và hỗ trợ, cần thêm sự chủ động và năng động đối phó với những khó khăn của chính các chủ cơ sở sản xuất. Khi tình hình dịch bệnh COVID-19 lắng dịu, nếu có sự đồng lòng của các cấp, các ngành liên quan, sản phẩm OCOP xứ Thanh chắc chắn sẽ phát triển.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]