(Baothanhhoa.vn) - Tiếp cận tín dụng thường là nỗi trăn trở của doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh, đặc biệt vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Khi xã hội đang dần chuyển dịch sang trạng thái “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt, thì doanh nghiệp cũng đang sẵn sàng cho kế hoạch tăng tốc và giải bài toán làm thế nào để có được nguồn vốn hiệu quả?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vốn vay không tài sản bảo đảm giúp doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh tăng tốc

Tiếp cận tín dụng thường là nỗi trăn trở của doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh, đặc biệt vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Khi xã hội đang dần chuyển dịch sang trạng thái “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt, thì doanh nghiệp cũng đang sẵn sàng cho kế hoạch tăng tốc và giải bài toán làm thế nào để có được nguồn vốn hiệu quả?

Vốn vay không tài sản bảo đảm giúp doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh tăng tốc

Vốn vay không tài sản bảo đảm của Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh đứng vững trên thị trường.

Theo Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2021, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 67,1% tổng số doanh nghiệp, nhưng tổng vốn chỉ chiếm khoảng 13,5% trong tổng số vốn của toàn bộ khối doanh nghiệp nói chung. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong cả giai đoạn 2011-2020, điều này cho thấy doanh nghiệp siêu nhỏ đang gặp trở ngại trong tích lũy và tiếp cận vốn. Những lý do thường gặp của vấn đề này có thể kể tới như: “Sức khỏe” tài chính chưa đủ điều kiện, chưa chứng minh được tính khả thi của kế hoạch kinh doanh và khả năng sinh lời, không đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp...

Chia sẻ về vấn đề này, bà Lê Thị Duyến – giám đốc doanh nghiệp siêu nhỏ kinh doanh gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh tại TP Thanh Hóa, cho biết: “Doanh nghiệp của tôi mới có tuổi đời chưa được 5 năm, trong đó có tới 2 năm dịch bệnh, muốn vươn lên về quy mô hoạt động e cũng là chuyện hết sức khó khăn. Sau đợt dịch vừa qua, từ tháng 9-2021, công ty tôi đã hoạt động thích ứng linh hoạt nhưng đơn hàng đầu ra khá dè dặt. Cũng bởi là do nguồn vốn mỏng, dẫn đến việc vay vốn gặp nhiều trở ngại”.

Tìm hiểu thực tế về nhu cầu vay vốn của khách hàng, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã cung cấp vốn vay không yêu cầu tài sản thế chấp dành riêng cho đối tượng là doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Đặc biệt với những hộ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 thì sẽ được hỗ trợ với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Đến nay, gói vay nói trên của Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã giải ngân cho 82 doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh, với tổng số vốn là 6,4 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2022, Tổ chức TCVM Thanh Hóa sẽ tiếp tục giải ngân cho tối thiểu 150 hộ vay vốn phát triển kinh tế, nhằm trợ lực và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh vượt qua khó khăn trong cơn đại dịch, giúp các doanh nghiệp đứng vững và đảm bảo cho lao động trong tỉnh có việc làm và thu nhập ổn định.

Bên cạnh vốn vay này, Tổ chức TCVM Thanh Hóa vẫn tiếp tục duy trì việc cung cấp các loại vốn vay khác dành cho khách hàng thu nhập thấp nhằm vào mục đích kinh doanh, sửa chữa nhà cửa, chăm lo giáo dục..., nhất là các sản phẩm vốn vay với lãi suất thấp dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Như vậy, với sự đồng hành của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh đã được gỡ nút thắt về vốn, đặc biệt là vốn vay không tài sản bảo đảm. Đây chính là giải pháp để kích hoạt “thẻ xanh” cho tài chính của các công ty, đồng thời tạo đà để các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh “vươn tầm” trong tương lai.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]