(THo) - Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã thành lập được 8.011 tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) tại từng thôn, xóm, khu phố ở tất cả 637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới các TTK&VV không chỉ là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp, tiện lợi nhất mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm; đồng thời, giúp NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổ tiết kiệm và vay vốn - “cánh tay” nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội

(THo) - Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã thành lập được 8.011 tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) tại từng thôn, xóm, khu phố ở tất cả 637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới các TTK&VV không chỉ là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp, tiện lợi nhất mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm; đồng thời, giúp NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách.

Được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn, nhiều hộ dân xã Sơn Điện đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Mới hơn 6 giờ sáng, các cán bộ, nhân viên NHCSXH huyện Quan Sơn đã bật sẵn máy tính, máy soi đếm tiền, máy phát điện, hồ sơ hóa đơn chứng từ... cho buổi giao dịch lưu động ở các xã. Mặc dù ngày thứ bảy, nhưng đúng lịch giao dịch cố định hàng tháng, cán bộ, nhân viên NHCSXH huyện Quan Sơn vẫn làm việc. Họ về các xã giải ngân vốn vay, thu nợ, lãi, tiền tiết kiệm trực tiếp tới người thụ hưởng và tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi, triển khai các công việc trong tháng, hướng dẫn các nghiệp vụ phát sinh cho các cán bộ, thành viên TTK&VV. Trên đường đến các điểm giao dịch xã, trong câu chuyện thân mật với chúng tôi, anh Lê Anh Thiện, Giám đốc NHCSXH huyện tâm sự: Các TTK&VV ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Cả huyện có hơn 20.000 hộ nghèo, các hộ thuộc đối tượng chính sách khác đang vay hơn 200 tỷ đồng. Để đảm đương nhiệm vụ, tất cả cán bộ từ lãnh đạo đến anh, chị em nhân viên đều biết làm nhiều việc, kiêm nhiệm nhiều mảng nghiệp vụ. Dẫu vậy nếu không có các TTK&VV thì chúng tôi khó mà hoạt động tốt được. TTK&VV tập hợp các hộ vay vốn cùng sinh sống ở 1 khu vực dân cư hoặc cùng tham gia một chi hội, đoàn thể nên hơn ai hết những thành viên và cán bộ các TTK&VV biết rõ hoàn cảnh từng hộ dân sống cùng thôn, xóm để bình xét hộ vay vốn đúng đối tượng, đúng nhu cầu; đồng thời, thường xuyên giám sát, hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và thu lãi đúng hạn... Chính vì vậy, những năm qua, NHCSXH huyện Quan Sơn luôn chú trọng xây dựng, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các TTK&VV và dựa vào cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể cơ sở để triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách. Toàn huyện hiện có 161 TTK&VV phủ kín 100% các thôn, xóm trên địa bàn đã tạo nên kênh dẫn vốn đến tận tay các hộ thụ hưởng nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất.

Đến xã Sơn Điện, rất đông bà con đã có mặt ở điểm giao dịch xã để nhận vốn vay hoặc trả lãi, trả nợ. Chị Lê Thị Huế, tổ trưởng TTK&VV phụ nữ, bản Na Hồ, cho biết: “Các hộ hội viên nghèo đều làm nghề sản xuất nông nghiệp, nên lúc đầu thường không dám vay vì sợ không trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Sau khi được ban quản lý tổ tư vấn, hướng dẫn, giải thích, các hộ đã hiểu được những lợi ích thiết thực mà nguồn vốn vay ưu đãi mang lại và tích cực tham gia các hoạt động của tổ, cùng nhau giúp đỡ các thành viên vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hội viên nông dân nghèo, cận nghèo có điều kiện đầu tư phát triển gia trại, trang trại, chuyển đổi ngành nghề... góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo ở địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, trước đây các hộ dân phát triển kinh tế tự phát, hiệu quả kinh tế không cao. Khi tham gia sinh hoạt TTK&VV, các hộ được phổ biến kiến thức xã hội, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. TTK&VV còn tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ trên tinh thần tự nguyện vừa hình thành thói quen tiết kiệm cho hộ vay vốn, giảm bớt khó khăn khi trả nợ, vừa bổ sung vào nguồn vốn cho vay hỗ trợ thành viên khó khăn trong tổ phát triển sản xuất.

NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 8.011 TTK&VV trong toàn tỉnh. Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh cho vay thông qua các TTK&VV hiện nay đạt gần 8.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 92% tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh. Mạng lưới các TTK&VV giúp hệ thống NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo, đối tượng chính sách vay. Ngoài ra, ban quản lý các tổ còn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của thành viên, kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc trong việc sử dụng vốn vay. Do vậy, nguồn vốn vay được quản lý chặt chẽ và người vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Việc trả lãi, nợ gốc đúng theo quy định của ngân hàng, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn.


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]