(Baothanhhoa.vn) - Theo các chuyên gia kinh tế, một doanh nghiệp (DN) muốn phát triển bền vững, thì phải coi thương hiệu là “vũ khí”. Thương hiệu ở đây, không chỉ là “bộ nhận diện” bên ngoài, mà còn là những giá trị cốt lõi của mỗi sản phẩm, là uy tín của DN khi cạnh tranh trên thương trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Theo các chuyên gia kinh tế, một doanh nghiệp (DN) muốn phát triển bền vững, thì phải coi thương hiệu là “vũ khí”. Thương hiệu ở đây, không chỉ là “bộ nhận diện” bên ngoài, mà còn là những giá trị cốt lõi của mỗi sản phẩm, là uy tín của DN khi cạnh tranh trên thương trường.

Thương hiệu - yếu tố sống còn của doanh nghiệpThương hiệu nước mắm Cự Nham sau khi được đăng ký thương hiệu đã được tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Ảnh: Tùng Lâm

Với việc xác định vị trí, vai trò của DN trong phát triển kinh tế, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều đề án, cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thành lập mới DN cũng như hỗ trợ các DN phát triển. Việc xác định vai trò của thương hiệu cũng đã được các DN quan tâm và đầu tư. Cùng với việc tạo dựng uy tín trong sản xuất, các DN có sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường cũng đã chú trọng đầu tư, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của DN mình.

Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh ta hiện có 209 nhãn hiệu hàng hóa được cấp văn bằng bảo hộ, 4 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, 23 sản phẩm được công nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi được bảo hộ thương hiệu, tên tuổi của sản phẩm đã có cơ hội chinh phục được nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Một số sản phẩm có ưu thế và thực hiện tốt các biện pháp xúc tiến còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới.

Là một DN trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ tổ yến, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào xứ Thanh, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) đã mất một thời gian dài chật vật với đầu ra của sản phẩm khi chưa “định danh” được sản phẩm. Anh Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại yến sào xứ Thanh, chia sẻ: Năm 2017, đơn vị chuyển đổi thành lập và hoạt động theo mô hình DN. Đây cũng là thời điểm công ty xác định phải xây dựng thương hiệu bằng sản phẩm chất lượng gắn liền với bảo hộ thương hiệu trên thị trường. Năm 2018, sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ, chứng nhận nhãn hiệu và nhất là khi sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Đồng thời, chính là tấm vé thông hành để thị trường nhận diện sản phẩm, bảo hộ sản phẩm khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Số lượng đơn hàng tăng lên gấp 2 - 3 lần. Cũng từ đây, khi tên tuổi của thương hiệu sản phẩm vươn xa, công ty đã được nhiều đối tác biết đến và chủ động liên hệ hợp tác, mở rộng quy mô phát triển. Hiện nay, đơn vị đã kết nối được với Tập đoàn Siêu thị Bảo Minh, đưa sản phẩm yến vào hệ thống nhiều siêu thị tại TP Hà Nội. Một số đại lý tư nhân trong và ngoài tỉnh cũng được công ty đấu mối để xuất bán sản phẩm và đã xuất khẩu được một số sản phẩm đi Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Thực tế cho thấy, không chỉ những sản phẩm của các DN mới, mà nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh từ khi được “khai sinh” với tên tuổi được bảo hộ, đã có cơ hội phát triển và tăng trưởng nhanh trên thị trường.

Đại diện Hiệp hội DN tỉnh, cho biết: Trong những năm gần đây, việc xây dựng thương hiệu đã được các DN trong tỉnh quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, trước thực tiễn sôi động của thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt trong điều kiện hội nhập sâu rộng như hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu của DN Thanh Hóa vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, ngoài những “tên tuổi” đã đứng vững trên thị trường, do các DN mới chủ yếu là DN nhỏ và vừa, năng lực tài chính, trình độ quản trị và nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu còn hạn chế nên mức độ quan tâm, đầu tư chưa được như kỳ vọng. Có thể nhận định điều này bằng việc chỉ có hơn 200 sản phẩm của tỉnh được bảo hộ trên con số gần 17.000 DN đang hoạt động.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, nhận định: Việc xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở một thiết kế logo, hay là một tên gọi biểu trưng, mà chính là sự ghi nhớ trong tâm trí người dân về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay, việc phát triển thương hiệu DN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, nguyên nhân do nhiều DN vẫn chưa có người chuyên trách về thương hiệu, thậm chí chưa có hệ thống nhận diện thương hiệu, chưa xem đây là yếu tố “sống còn” trên thương trường. Hơn nữa, sau xây dựng thương hiệu, còn rất ít DN ý thức về việc quảng bá chương trình và các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các sự kiện thương mại quốc tế ở trong nước và nước ngoài để tạo sức lan tỏa cho sản phẩm.

Hiện nay, nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, do đó, DN muốn sản phẩm cạnh tranh tốt trên thị trường cần chú trọng xây dựng cả về mặt chất lượng, mẫu mã cũng như bộ nhận diện sản phẩm. Ngoài nỗ lực của DN, chính quyền các địa phương cũng cần tăng cường hỗ trợ DN tiếp cận với thông tin về thị trường; cũng như là hỗ trợ DN trong việc nâng cao năng lực xây dựng chiến lược về thương hiệu thông qua các chương trình đào tạo và tập huấn về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, về phương thức truyền thông sản phẩm sau chứng nhận.

Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]