(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 những tháng đầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả trong nước lẫn quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế cũng như sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Ở trong nước, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 với các đợt bùng phát dịch vào cuối tháng 1 và tháng 4 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tại Thanh Hóa, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, chính quyền địa phương nơi có khu kinh tế, các khu công nghiệp nên dịch bệnh được khống chế tốt.

Thực hiện “mục tiêu kép” tại khu kinh tế, các khu công nghiệp

Dịch bệnh COVID-19 những tháng đầu năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả trong nước lẫn quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế cũng như sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Ở trong nước, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 với các đợt bùng phát dịch vào cuối tháng 1 và tháng 4 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tại Thanh Hóa, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, chính quyền địa phương nơi có khu kinh tế, các khu công nghiệp nên dịch bệnh được khống chế tốt.

Thực hiện “mục tiêu kép” tại khu kinh tế, các khu công nghiệpCông ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức ở Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất.

Cùng với đó, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh (gọi tắt là Ban Nghi Sơn) và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai thực hiện đồng bộ “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa quyết tâm xây dựng KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Ngay từ đầu năm, Ban Nghi Sơn đã chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn việc chấp hành các quy định pháp luật về BHXH, an toàn lao động, giấy phép lao động cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao nước ngoài làm việc tại KKTNS&CKCN trên địa bàn tỉnh.

Nhằm ngăn chặn tốt nhất dịch bệnh, Ban Nghi Sơn còn thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn KKTNS&CKCN; phối hợp với Sở Y tế thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh về việc phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, liên tục đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.

Để giúp các doanh nghiệp duy trì các chuyên gia và lao động tay nghề cao, trong 6 tháng đầu năm, Ban Nghi Sơn đã tiếp nhận 201 hồ sơ cấp phép lao động, thẩm định cấp 170 giấy phép cho lao động nước ngoài; trong đó, cấp mới 112, cấp lại 28 và gia hạn 30 hồ sơ. Hiện nay, số lao động người nước ngoài đang làm việc trong KKTNS&CKCN là 941 người, đây là những lao động chuyên môn cao, giúp các doanh nghiệp duy trì và phát huy tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Xuyên suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Ban Nghi Sơn đã rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu giải quyết chế độ tiền công, tiền lương cho công nhân theo quy định của pháp luật. Đống thời, hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh cũng như triển khai các dự án. Ban cũng tổ chức các cuộc làm việc với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp: Đình Hương - Tây Bắc ga và Bỉm Sơn để nắm bắt tình hình triển khai, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Theo số liệu thống kê từ Ban Nghi Sơn, 6 tháng đầu năm 2021, giá trị sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đạt khoảng 101.228 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 5.130 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.082 triệu USD, nhập khẩu đạt 1.100 triệu USD.

Một nhiệm vụ quan trọng khác của Ban Nghi Sơn là công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) có nhiều đổi mới, triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm làm cơ sở triển khai thực hiện. Đơn vị thường xuyên cập nhật thông tin, biên soạn tài liệu XTĐT đa dạng, bằng nhiều ngôn ngữ như: Việt Nam, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Những tháng đầu năm, lãnh đạo ban đã tổ chức đón tiếp, làm việc và trao đổi thông tin, cung cấp tài liệu cho những nhà đầu tư tiềm năng, như: Tập đoàn Foxconn, Công ty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm-Việt (VCEP), Tập đoàn Milennium, Tập đoàn Xuân Thiện... Ký kết Biên bản ghi nhớ với AVG Capital Partners về triển khai dự án tổ hợp chế biến thịt lợn, Công ty CP Đầu tư và Quản lý tài sản Á Châu về dự án đầu tư Trung tâm Logistics Bắc Trung bộ và xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp số 6 tại KKTNS.

6 tháng đầu năm 2021, đã có 20 dự án được cấp mới vào KKTNS&CKCN của tỉnh, trong đó có 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.074,28 tỷ đồng và 4 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 7,986 triệu USD. 37 lượt dự án khác được đăng ký điều chỉnh với số vốn điều chỉnh tăng 292,9 tỷ đồng và 9,85 triệu USD.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]