(Baothanhhoa.vn) - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, các cơ sở công nghiệp nông thôn trên toàn tỉnh cũng đã và đang tích cực “nhập cuộc”. Đây là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thúc đẩy chuyển đổi số ở các cơ sở sản xuất lĩnh vực nông nghiệp

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, các cơ sở công nghiệp nông thôn trên toàn tỉnh cũng đã và đang tích cực “nhập cuộc”. Đây là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thúc đẩy chuyển đổi số ở các cơ sở sản xuất lĩnh vực nông nghiệpCác sản phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm An Tâm, xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) nhiều đơn đặt hàng sau khi được giới thiệu trên các nền tảng số.

Xác định đẩy mạnh CĐS trong hoạt động sản xuất, quảng bá và giới thiệu sản phẩm ngay từ khi mới thành lập, cơ sở sản xuất thực phẩm An Tâm, xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) đã đạt được những thành công nhất định. Trong năm 2022, cơ sở sản xuất đã chế biến và tiêu thụ được hơn 400 tấn thịt. Trong đó, phần lớn đơn hàng của cơ sở đều được đặt và tiêu thụ thông qua các nền tảng số. Anh Lê Văn Tòng, chủ cơ sở cho biết: Cơ sở chúng tôi đã thông qua kênh bán hàng trực tuyến, các sàn thương mại điện tử để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước. Việc bán hàng thông qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, xây dựng hệ thống bán hàng online thông qua nhà phân phối... không chỉ giúp tiếp cận không giới hạn khách hàng mà việc kinh doanh trên các nền tảng số còn góp phần giúp cơ sở tìm kiếm thêm thị trường trên ứng dụng số, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới thuận lợi hơn.

Từ năm 2018, Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (thị trấn Tân Phong, Quảng Xương) đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng giống dưa lưới Taki của Nhật Bản. Công ty dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Israel được điều khiển bằng thiết bị điện thoại thông minh. Với công nghệ này, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây, phân bón được hòa vào nước, theo hệ thống tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống này tự động tưới chính xác cho mỗi cây, nên dưa phát triển đồng đều, tiết kiệm nước, phân bón, thời gian và nhân công chăm sóc. Ông Trần Văn Tân, giám đốc công ty cho biết, các ứng dụng này hỗ trợ tích cực cho đội ngũ quản lý trang trại và người lao động tham gia sản xuất. Qua đó, thuận tiện trong theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp và giảm bớt sức lao động. Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Ngoài ra, việc quảng bá, bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử là yếu tố rất quan trọng để quảng bá và tăng doanh thu bán hàng. Chính nhờ tham gia sàn thương mại điện tử, sản phẩm của công ty đã được các đối tác biết đến và đặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, đơn vị đã xây dựng được hệ thống phân phối gồm 30 siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, CĐS tại các cơ sở công nghiệp nông thôn vẫn còn gặp không ít khó khăn và chỉ có khoảng trên 55% các cơ sở sản xuất trên địa bàn có trang bị hệ thống máy tính, chủ yếu là để quản lý kế toán và lưu trữ dữ liệu. Nguồn lực tài chính tại các cơ sở còn thấp để đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ. Bên cạnh những cơ sở chú trọng, đầu tư áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn những hộ hoạt động theo phương thức truyền thống, chưa mạnh dạn trong việc áp dụng CĐS vào sản xuất. Hoạt động của các cơ sở quy mô còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất, kinh doanh truyền thống, chưa có tính bền vững, chất lượng dịch vụ chưa cao. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc truyền thống, còn lại chưa được qua đào tạo, thiếu cơ bản các kỹ năng phục vụ cho quá trình CĐS như tiếp cận thị trường, xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh. Trình độ năng lực quản lý của cán bộ còn nhiều bất cập, chưa năng động, sáng tạo, năng lực khai thác thông tin, mức độ sẵn sàng ứng dụng và tiếp cận đổi mới khoa học - kỹ thuật còn hạn chế...

Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động CĐS ở các cơ sở công nghiệp nông thôn, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn về CĐS, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng tem nhãn, truy suất nguồn gốc... Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời, tăng cường tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thích ứng với quá trình CĐS, công nghệ, phương thức sản xuất, kinh doanh mới và đẩy mạnh cơ hội giao thương, hợp tác, kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]