(Baothanhhoa.vn) - Qua hơn 2 năm đầy biến động do dịch COVID-19, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã từng bước thích ứng an toàn. Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong những tháng đầu năm cho thấy, số DN quay trở lại hoạt động tăng gần 60% so với cùng kỳ. Hiện nay, các DN đang chủ động nắm bắt cơ hội để phục hồi sản xuất trong tình hình mới. Trong bối cảnh này, sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời từ các chính sách của Trung ương, của các ngành, các địa phương, đơn vị sẽ là cơ sở quan trọng để đưa nền kinh tế của tỉnh phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Qua hơn 2 năm đầy biến động do dịch COVID-19, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã từng bước thích ứng an toàn. Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong những tháng đầu năm cho thấy, số DN quay trở lại hoạt động tăng gần 60% so với cùng kỳ. Hiện nay, các DN đang chủ động nắm bắt cơ hội để phục hồi sản xuất trong tình hình mới. Trong bối cảnh này, sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời từ các chính sách của Trung ương, của các ngành, các địa phương, đơn vị sẽ là cơ sở quan trọng để đưa nền kinh tế của tỉnh phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanhSản xuất hạt giống tại Công ty TNHH Hạt giống Hana (Quảng Xương).

Tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP (Nghị quyết số 11) của Chính phủ được triển khai trong giai đoạn 2022-2023, nhiều nhóm giải pháp về tài khóa, tiền tệ sẽ được triển khai, như: Hơn 53.000 tỷ đồng cho công tác bảo đảm an sinh xã hội, việc làm; 110.000 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi DN, HTX, hộ kinh doanh; 113.000 tỷ đồng được chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng... Với quy mô gói hỗ trợ tài chính lên tới 350.000 tỷ đồng, chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ được xem là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh hiện đã tiếp cận sớm các chính sách để khôi phục và tăng trưởng sản xuất.

Một trong những chính sách sớm đi vào thực tiễn là chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP được ban hành ngày 28-1-2022. Ngay từ đầu tháng 2-2022, phần lớn các DN, nhà hàng, siêu thị, hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng thuế GTGT ở mức 8% thay vì 10% như trước đối với danh mục các nhóm ngành hàng theo quy định. Ông Đinh Hữu Thuận, Giám đốc HC Thanh Hóa, cho biết: Tại Siêu thị Điện máy HC Thanh Hóa, ngay từ đầu tháng 2, các dịch vụ truyền thông do Công ty TNHH Thương mại VHC cung cấp đã thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định từ 10% xuống 8% theo chính sách của Nghị định 15. Ngoài ra, gần 600 danh mục hàng hóa của công ty phân phối cũng đã kịp thời thực hiện giảm thuế theo quy định.

Việc giảm thuế GTGT sẽ trực tiếp giảm giá bán trên hàng hóa sản phẩm, kích thích tiêu dùng. Bên cạnh đó, với các DN sản xuất, việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% còn giúp DN giảm tiền vốn chi ra để trả tiền thuế GTGT khi mua nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác trong một chu kỳ luân chuyển vốn. DN sẽ tiết kiệm được nguồn tài chính tương đương khoảng 2% (bằng tỷ lệ giảm thuế) trong tổng doanh số mua vào của DN. Số tiền này sẽ được đưa vào tái đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

Với chính sách hỗ trợ tín dụng, ngay sau khi Nghị quyết số 11 có hiệu lực, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã chủ động rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ như gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,5 - 2%/năm đối với từng nhóm khách hàng; triển khai thêm nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4 - 4,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên và từ 6 - 8%/năm đối với các hoạt động kinh tế khác. Đặc biệt, Thanh Hóa là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - DN và người dân để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Ngay tại hội nghị này đã có tới hơn 21.000 tỷ đồng được ngành ngân hàng cam kết cấp tín dụng phục vụ các dự án, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 21-3-2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND về việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh: Lấy DN, HTX, hộ kinh doanh, người lao động làm trung tâm, là chủ thể phục hồi, phát triển kinh tế, nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ DN cũng được tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ngành triển khai như: đầu tư phát triển hạ tầng, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa thông qua nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ DN như: Hỗ trợ kinh phí đào tạo khởi sự kinh doanh; chính sách hỗ trợ kinh phí chuyển phát kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN; hỗ trợ kinh phí sử dụng chữ ký số; hỗ trợ kết nối, quảng bá sản phẩm DN trên nền tảng số; hỗ trợ chuyển đổi số và công nghệ số; chính sách hỗ trợ DN tham gia chuỗi giá trị và hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho DN xuất khẩu... được kỳ vọng sẽ trợ lực hiệu quả cho các DN trong quá trình phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]