(Baothanhhoa.vn) - Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Sản phẩm nông nghiệp tích cực tham gia thương mại điện tử

Phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Sản phẩm nông nghiệp tích cực tham gia thương mại điện tửNgười tiêu dùng tham khảo các sản phẩm nông sản trên các website thương mại điện tử. Ảnh: Thảo Chi

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang quan tâm phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại, gia trại tham gia nhiều hội chợ thương mại do các bộ, ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh tổ chức. Đẩy mạnh kết nối cung cầu giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị phân phối và tiêu thụ, nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tạo liên kết, phần mềm trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc sở. Đồng thời, đề nghị các đơn vị quản lý thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán hàng hóa trực tuyến.

Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã giúp cho việc phát triển thương mại điện tử trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được một số kết quả bước đầu. Hiện, toàn tỉnh đã có hơn 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản an toàn tham gia các hội nghị tập huấn, giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn do Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn thực hiện ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá và xây dựng thương hiệu hàng nông sản thực phẩm cho 62 văn bằng bảo hộ thương hiệu các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, làng nghề; trong đó, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 4 sản phẩm gắn với địa danh địa phương thông qua ứng dụng thương mại điện tử. Chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho 16 sản phẩm địa phương và chứng nhận nhãn hiệu cho 42 sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua thương mại điện tử.

Kế thừa những kết quả đạt được, nhiều chủ hộ kinh doanh nông sản đã “từng bước” thâm nhập vào các sàn thương mại điện tử, điển hình như Hương Quê Farm - cửa hàng thực phẩm sạch, trực thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần của chị Tống Thị Hiền làm chủ. Vào thời điểm năm 2017, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần đã trở thành một doanh nghiệp cung ứng thực phẩm tới hàng trăm khách hàng lớn, như: siêu thị Coop Mart, siêu thị BigC, Tập đoàn FLC, Vin Mart... cùng hàng trăm khách hàng trong và ngoài tỉnh. Tại đây, các thực phẩm được cung cấp phong phú và đa dạng, như: rau hữu cơ, thịt heo sạch, trứng an toàn, hải sản tươi... Ngoài cung cấp mặt hàng truyền thống, chị Hiền cũng đang tích cực đẩy mạnh kênh mua bán trực tuyến, giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng với việc cung ứng nông sản ở các cửa hàng, hình thức kinh doanh qua mạng được tăng cường để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Chị Hiền cho biết: Dù nông sản là mặt hàng thiết yếu nhưng tiêu thụ khó khăn do hạn chế đi lại, vận chuyển giữa các tỉnh, thành phố, ảnh hưởng đến doanh thu. Vì vậy, việc đẩy mạnh mua bán online đã tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp. Trong vòng 2 tháng trở lại đây, nhu cầu mua thực phẩm qua hình thức online tăng cao, nên công ty đã luôn chủ động các phương án bán hàng qua sàn thương mại điện tử như shopee, lazada và các mạng xã hội, website...; cũng chính nhờ vậy mà doanh thu tăng từ 25 - 30% so với những tháng trước đó.

Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, song do trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thương mại điện tử chưa được chú trọng đầu tư, nhiều người tiêu dùng vẫn còn chưa biết cách sử dụng điện thoại thông minh để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong khi công tác tuyên truyền, quảng bá, thiết lập các kênh thông tin hỗ trợ kết nối thương mại điện tử giữa người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn và người tiêu dùng còn hạn chế, nên việc tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện còn tới 85% sản phẩm hàng hóa nông sản được phân phối tới người tiêu dùng qua các kênh tiêu thụ truyền thống.

Để tiếp tục phát triển thương mại điện tử, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của địa phương tham gia sàn thương mại điện tử. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm tham gia quảng bá, giao dịch, mua bán trên phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh.

Thảo Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]