(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh. Nhu cầu sử dụng nhu yếu phẩm, nhất là các sản phẩm nông sản của người dân tăng. Tuy nhiên, nguồn hàng hóa trên địa bàn tỉnh luôn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống. Đồng thời, hơn 100 đầu mối cung ứng hàng hóa nông sản khối lượng lớn đã được các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh đề xuất, sẵn sàng cung ứng. Đây chính là tín hiệu tích cực, thể hiện sự phát triển, tư duy sản xuất hàng nông sản quy mô lớn của các đơn vị sản xuất, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nội tỉnh mà còn đủ khả năng để cung ứng cho thị trường cả nước.

Phát triển hệ thống cung ứng hàng hóa nông sản

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh. Nhu cầu sử dụng nhu yếu phẩm, nhất là các sản phẩm nông sản của người dân tăng. Tuy nhiên, nguồn hàng hóa trên địa bàn tỉnh luôn dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân trong mọi tình huống. Đồng thời, hơn 100 đầu mối cung ứng hàng hóa nông sản khối lượng lớn đã được các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh đề xuất, sẵn sàng cung ứng. Đây chính là tín hiệu tích cực, thể hiện sự phát triển, tư duy sản xuất hàng nông sản quy mô lớn của các đơn vị sản xuất, không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nội tỉnh mà còn đủ khả năng để cung ứng cho thị trường cả nước.

Phát triển hệ thống cung ứng hàng hóa nông sảnLao động Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần chuẩn bị hàng hóa nông sản cung cấp cho thị trường.

Với diện tích sản xuất hơn 4 ha tại thôn Triệu Tiền, xã Đông Tiến (Đông Sơn), Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần đã đầu tư xây dựng trang trại Hương Quê Farm, ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, tưới tự động để sản xuất rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, xây dựng khu sơ chế và kho lạnh bảo quản nông sản... nhằm tạo chuỗi sản xuất rau, củ, quả an toàn từ nông trại đến bàn ăn. Chị Tống Thị Hiền, giám đốc công ty, cho biết: Với bề dày kinh nghiệm sản xuất, những sản phẩm rau, củ, quả an toàn, trứng sạch mang nhãn hiệu Hiền Nhuần đã được thị trường đón nhận tích cực. Bên cạnh việc sản xuất trực tiếp, công ty còn thực hiện chuyển giao công nghệ, liên kết sản xuất với một số HTX và hộ chăn nuôi tại các huyện Đông Sơn, Hậu Lộc, Thiệu Hóa để tăng nguồn cung sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện tại, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần có năng lực cung ứng khoảng 1,5 tấn rau, củ quả, 10.000 quả trứng/ngày.

Được biết, trong tháng 9 vừa qua, khi TP Thanh Hóa và một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần đã khuyến khích người lao động nâng cao năng lực sản xuất, thu hoạch và cung ứng hơn 40 tấn rau, củ, quả an toàn, gần 200.000 quả trứng và hàng chục tấn thịt lợn, gà cho hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn và người tiêu dùng. Trong đó, 90% sản lượng của đơn vị được tiêu thụ thông qua các hệ thống phân phối bán lẻ, như: Vinmart, Vinmart+, Co.opMart... và 10% được bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng tại các cửa hàng của công ty.

Bên cạnh rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm cũng là mặt hàng nông sản thiết yếu trong sinh hoạt của người dân. Nhu cầu sử dụng thịt của người dân trên địa bàn tỉnh khoảng 350 tấn/ngày, song các đơn vị cung ứng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của tỉnh có khả năng cung ứng khoảng 810 tấn/ngày, cao hơn 2,31 lần nhu cầu. Điều này cho thấy các đơn vị chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có khả năng sản xuất quy mô lớn, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng mà còn đủ khả năng dự trữ, cung ứng khối lượng lớn cho thị trường trong những trường hợp cần thiết. Ông Tào Văn Vinh, chủ cơ sở giết mổ tập trung tại phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, cho biết: bình thường mỗi ngày cơ sở giết mổ khoảng 10 con lợn, cung cấp cho thị trường gần 1 tấn thịt. Tuy nhiên, giáp ngày TP Thanh Hóa chuẩn bị thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhu cầu mua thịt lợn của người dân tăng cao. Vì vậy ngoài việc chủ động tăng số lượng lợn giết mổ lên 20 con/ngày để cung ứng cho thị trường, cơ sở còn liên kết, giết mổ gia công cho một số cửa hàng thực phẩm sạch, đầu mối cung ứng thịt lợn trên địa bàn. 100% lợn được giết mổ tại cơ sở đều có giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng và quy trình giết mổ bảo đảm các yêu cầu của thú y địa phương và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Thanh Hóa.

Thực hiện Quyết định số 3408/QĐ-UBND, ngày 1-9-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa, phê duyệt phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh đã rà soát và cung cấp 113 đầu mối cung ứng sản phẩm nông sản. Trong đó, có 5 đơn vị cung ứng gạo; 6 đơn vị cung ứng rau, quả; 28 đơn vị cung ứng thịt các loại; 4 đơn vị cung ứng trứng gia cầm; 49 đơn vị cung cấp cá, tôm, hải sản và 21 đơn vị cung cấp nước mắm, muối... Điều đáng mừng chính là những đầu mối cung ứng này có khả năng cung cấp lượng nông sản, hàng hóa cao hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường trong tỉnh. Điển hình, như: 5 đơn vị cung cấp gạo có khả năng cung ứng khoảng 84.472 tấn/tháng, cao hơn 1,28 lần nhu cầu; 6 đơn vị cung ứng rau, quả có thể cung cấp khoảng 71.201 tấn/tháng, cao hơn 2,02 lần nhu cầu; các đầu mối cung cấp thủy sản khả năng cung ứng 18.757 tấn/tháng, gấp 3,28 lần nhu cầu... Đồng thời, các chuỗi sản xuất đã chuyên nghiệp hóa, chủ động nâng cao năng suất, chất lượng cho nông sản, đáp ứng thị hiếu ngày một cao và nhu cầu của người tiêu dùng trong mọi tình huống.

Có thể khẳng định rằng, đợt giãn cách xã hội vừa qua như một “phép thử”, cho thấy sự chủ động các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa nông sản của tỉnh. Mặc dù còn nhiều hạn chế về quy mô, nguồn vốn sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và thị trường tiêu thụ song các đơn vị sản xuất đã chú trọng liên kết sản xuất, đa dạng hóa nguồn hàng và các hình thức bán hàng để cung ứng khối lượng lớn hàng hóa cho thị trường. Sự chuyển biến này chính là bước đệm, là tín hiệu đáng mừng để nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hướng đến sự chuyên nghiệp hóa, phát triển bền vững. Đồng thời, bảo đảm chuỗi cung ứng nông sản ổn định cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]