(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, việc xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại có những bước phát triển đáng kể, đưa tỉnh ta trở thành một điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, hiện đại

Những năm gần đây, việc xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại có những bước phát triển đáng kể, đưa tỉnh ta trở thành một điểm giao thương năng động, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, hiện đạiNgười dân mua sắm các mặt hàng thiết yếu tại Siêu thị BigC Thanh Hóa.

Theo thống kê từ Sở Công Thương, đến nay trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại (TTTM) lớn, 38 siêu thị và 142 cửa hàng tiện lợi, cùng với hàng chục nghìn cơ sở bán lẻ. Việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh thông qua thu hút các doanh nghiệp đầu tư đã hình thành hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ như: siêu thị Winmart, điện máy MediaMart, thế giới di động, điện máy xanh và nhiều kênh phân phối, bán lẻ văn minh, tích hợp nhiều tiện ích khác; hay một số TTTM, siêu thị còn kết hợp dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, như TTTM Vincom Plaza, TTTM BigC, Siêu thị Co.op Mart, Nhà sách Fahasa... Thực tế cho thấy, khi mức sống của người dân ngày càng tăng cao thì tâm lý và thói quen mua sắm cũng có nhiều thay đổi. Đến với các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện ích, người dân không chỉ dừng lại ở việc mua sắm mà còn được giải trí, vui chơi, thụ hưởng các chính sách ưu đãi... Cùng với việc chọn lọc hàng hóa có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định nghiêm ngặt thì việc tạo ra các hình thức mua sắm mới lạ, thu hút khách hàng cũng được các siêu thị chú ý nhiều hơn, nhằm giữ chân khách hàng.

Từng có thói quen đi chợ dân sinh gần nhà, thời gian gần đây, chị Ngô Thúy Nhàn, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã đến một số siêu thị, TTTM để mua sắm hàng hóa. Chị Nhàn chia sẻ: “TTTM Vincom Plaza (đường Trần Phú) là nơi tôi thường xuyên đến mua sắm. Nơi đây tập trung nhiều mặt hàng, từ lương thực, thực phẩm tới các đồ gia dụng, hàng thiết yếu... do đó mỗi lần mua sắm tôi không phải mất nhiều thời gian di chuyển. Hơn nữa, mua sắm tại các địa điểm này còn có chương trình tích điểm qua thẻ, khiến khách hàng nói chung và bản thân tôi nói riêng đều cảm thấy phấn khích”.

Ngoài hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hệ thống chợ truyền thống cũng được đầu tư, phát triển theo hướng xã hội hóa. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 142/391 chợ hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác; 236 chợ công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm và dẫn đầu cả nước về chuyển đổi và xây dựng chợ hợp chuẩn, chợ kinh doanh thực phẩm. Ước tính, tổng nguồn vốn các dự án đầu tư chợ theo hình thức xã hội hóa đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đạt 1.500 tỷ đồng. Sau khi chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác, các doanh nghiệp, HTX đã tích cực huy động nguồn vốn, thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chợ theo hướng hiện đại, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giao thương trên địa bàn. Với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô hoạt động của các cửa hàng tiện ích, hệ thống cửa hàng tự chọn, siêu thị, chợ truyền thống... đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong và ngoài tỉnh, nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cho địa phương, góp phần phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của người dân. 8 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh đạt 94.546 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, TTTM, các siêu thị, cửa hàng tiện ích phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại thành phố, thị xã và các thị trấn. Nhiều chợ sau khi đi vào hoạt động chưa thu hút các tiểu thương vào kinh doanh, buôn bán. Với mục tiêu phát triển thương mại theo hướng hiện đại, thời gian tới, các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp, kế hoạch để phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại điện tử; đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn, khu vực. Ðồng thời, xây dựng và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành, như chợ, siêu thị, TTTM, cửa hàng lớn... và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, tạo điều kiện cho ngành thương mại phát triển một cách hài hòa, hợp lý. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển thương mại; quan tâm phát triển hạ tầng thương mại tại các vùng nông thôn, miền núi để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân. Phấn đấu nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2021-2025 tăng 17,6%/năm, đến năm 2025 đạt 265.000 tỷ đồng.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]