(Baothanhhoa.vn) - Là địa bàn kinh tế sôi động của tỉnh, TP Thanh Hóa xác định, nguồn lực doanh nghiệp (DN) sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và thu ngân sách  Nhà nước. Với quan điểm đó, địa phương đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp thiết thực trong hỗ trợ phát triển DN mới; đồng thời, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cởi mở cho các DN phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển doanh nghiệp ở TP Thanh Hóa

Là địa bàn kinh tế sôi động của tỉnh, TP Thanh Hóa xác định, nguồn lực doanh nghiệp (DN) sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và thu ngân sách Nhà nước. Với quan điểm đó, địa phương đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp thiết thực trong hỗ trợ phát triển DN mới; đồng thời, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cởi mở cho các DN phát triển bền vững.

Phát triển doanh nghiệp ở TP Thanh HóaHiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa tổ chức diễn đàn hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp.

Từ năm 2016, TP Thanh Hóa đã ban hành Đề án “Hỗ trợ, khuyến khích một số lĩnh vực phát triển DN trên địa bàn TP Thanh Hóa đến năm 2020”. Mục tiêu chung của đề án hướng tới các chỉ tiêu phát triển về số lượng và chất lượng DN ở các lĩnh vực có tiềm lực, tăng tỷ trọng và quy mô các DN trực tiếp tham gia sản xuất, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực thu hút được nhiều lao động.

Thực hiện đề án này, TP Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi các DN tiên phong trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các DN xuất khẩu nông sản sang các thị trường Nhật, Mỹ, Tây Âu; các DN đầu tư vào nông nghiệp, sử dụng lao động là nông dân. Ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, TP Thanh Hóa ban hành thêm các chính sách cụ thể, như: Hỗ trợ một lần 100% chi phí giải phóng mặt bằng đối với dự án ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ 500 triệu đồng/DN sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hỗ trợ 70% chi phí đăng ký thương hiệu với dự án đầu tư dây chuyền sản xuất nem thương hiệu Thanh Hóa, hỗ trợ xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung...

Bên cạnh đó, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Khuyến khích phát triển các công cụ tài chính hỗ trợ các tổ chức tài chính, tín dụng cho DN vay vốn theo cơ chế giảm thiểu tài sản thế chấp, hỗ trợ kết nối DN trong chuỗi giá trị sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh có giải pháp khuyến khích các DN mới thành lập; thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật, kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Cùng với đó, UBND TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, phường thực hiện hiệu quả phương châm “3 đồng hành” gồm: Đồng hành đẩy mạnh cải cách hành chính; đồng hành trong hoàn thiện thể chế, pháp luật trên các lĩnh vực thuế, đất đai, tín dụng; đồng hành thực hiện tốt cơ chế đối thoại, tham vấn ý kiến của DN trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phát triển kinh tế địa phương và “5 hỗ trợ” gồm: Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động; hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DN.

Với các giải pháp đó, từ năm 2017 trở lại đây, bình quân mỗi năm, TP Thanh Hóa có trên 1.000 DN thành lập mới, vượt chỉ tiêu giao và chiếm 1/3 tổng số DN thành lập mới của tỉnh. Với chỉ tiêu phát triển DN năm 2020, đến hết tháng 11, TP Thanh Hóa đã thành lập mới được 1.506 DN, tăng 16% so với cùng kỳ và vượt 8% so với kế hoạch.

Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND TP Thanh Hóa, cho biết: Hiện trên địa bàn thành phố có hơn 21.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 9.400 hộ cá thể phát sinh doanh thu thuế. Đây được xác định là nguồn lực để bồi dưỡng, phát triển các DN mới trong tương lai.

Để phát triển tốt nguồn lực này, TP Thanh Hóa sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về phát triển DN trên địa bàn, thường xuyên thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về cơ chế, chính sách mới của Chính phủ, tỉnh và các giải pháp hỗ trợ của thành phố. Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, thuận lợi, an toàn và thân thiện cho các DN. Tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ cho các DN. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp với khả năng DN. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến với các DN; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các DN có quy mô khác nhau; hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ DN áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế; khuyến khích DN tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng. Tăng cường hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DN. Chú trọng các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của DN trong giai đoạn mới. Đồng thời, xử lý nghiêm những DN vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về môi trường... để bảo đảm sự bình đẳng và tạo môi trường lành mạnh, an toàn để DN kinh doanh theo đúng pháp luật và phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]