(Baothanhhoa.vn) - Mới tham gia chế biến nông sản sấy khô nhưng sản phẩm ngô, khoai lang, khoai tây, chuối sấy... của Công ty CP Chế biến thực phẩm Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng nội địa. Có được thành công này, công ty đã đầu tư dây chuyền sấy chân không hiện đại để cho ra đời sản phẩm nông sản sấy giòn, giữ nguyên hương vị tươi tự nhiên và không sử dụng dầu chiên cũng như chất bảo quản.

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản

Mới tham gia chế biến nông sản sấy khô nhưng sản phẩm ngô, khoai lang, khoai tây, chuối sấy... của Công ty CP Chế biến thực phẩm Lam Sơn (TP Thanh Hóa) đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng nội địa. Có được thành công này, công ty đã đầu tư dây chuyền sấy chân không hiện đại để cho ra đời sản phẩm nông sản sấy giòn, giữ nguyên hương vị tươi tự nhiên và không sử dụng dầu chiên cũng như chất bảo quản.

Nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sảnCông nhân Trung tâm Chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao tại xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa) trong ca sản xuất.

Từ những nông sản cơ bản này, công ty nghiên cứu chế biến nhiều sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ, người già, người ăn kiêng, như khoai sấy mật ong, gạo lứt sấy muối mè, ngũ cốc sấy... Giá trị nông sản đã tăng 200% so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu. Hiện tại, mỗi năm công ty thu mua hàng nghìn tấn nông sản tươi của các địa phương và các tỉnh lân cận, cung ứng ra thị trường khoảng 200 tấn ngô sấy, 150 tấn khoai lang sấy và 100 tấn chuối sấy thông qua các hệ thống bán hàng trong tỉnh.

Đối với sản phẩm ngao sạch, Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa ban đầu chỉ xuất khẩu ngao nguyên vỏ, đến nay, đã phát triển được 10 mặt hàng, trong đó có nhiều món ăn chế biến sẵn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó không chỉ nâng tầm giá trị con ngao mà còn mở hướng tiêu thụ nguyên liệu ngao nuôi, tránh tình trạng phụ thuộc vào thương lái, bị ép giá như trước đây. Tương tự, 1 năm trở lại đây, Trung tâm Chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao tại xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa) ngoài sản xuất, chế biến gạo thương phẩm cung ứng cho các bếp ăn tập thể và người tiêu dùng, hiện nay đã phát triển chế biến sản phẩm gạo hữu cơ và thời gian tới sẽ cho thử nghiệm sản phẩm sản xuất từ gạo như trà gạo lứt, sữa gạo... Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản để “chinh phục” thị trường xuất khẩu.

Có thể nói, nhờ đầu tư cho công nghiệp chế biến đã góp phần nâng cao giá trị nông sản, giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản cho nông dân. Bước phát triển mới này không chỉ mở ra tín hiệu tích cực trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho từng sản phẩm nông sản hàng hóa mà còn giúp các doanh nghiệp có nhận thức đúng hơn trong việc định hướng phát triển sản phẩm. Ngoài chỉ tiêu chất lượng thì đây là những điều kiện đủ để nâng tầm nông sản trên thị trường.

Tuy nhiên, chất lượng nguyên liệu nông sản chưa ổn định khiến doanh nghiệp vẫn phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh, thành phố khác cũng là một bất cập. Do đó phần lớn nông sản của tỉnh vẫn chủ yếu xuất bán ở dạng thô, giá trị kinh tế chưa cao. Sản phẩm không đa dạng mẫu mã, không có khả năng cung ứng số lượng lớn, bao bì chưa hấp dẫn và chưa đảm bảo điều kiện truy xuất nguồn gốc... Nguyên nhân của những hạn chế này được xác định do sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định. Vùng nông sản hàng hóa bước đầu hình thành nhưng còn phân tán, vận chuyển khó, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thâm nhập thị trường quốc tế, thiếu nhân lực chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất và chế biến.

Để tháo gỡ những hạn chế trên, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan thực hiện các giải pháp đồng bộ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nông dân tiếp cận bình đẳng, minh bạch các nguồn lực đất đai, nguồn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học - công nghệ để sản xuất hàng hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của các vùng, ngành, từng sản phẩm để phát huy lợi thế của địa phương, gắn quy hoạch theo nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức sản xuất phù hợp, theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Tập trung nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo và trang bị kiến thức cho người dân nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm năng suất, chất lượng cao.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]