(Baothanhhoa.vn) - Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho doanh nghiệp (DN) nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh việc được tiếp cận trình độ khoa học công nghệ, còn được tiếp cận phương thức quản trị tiên tiến và hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, cả số lượng và chất lượng lao động trong tỉnh còn hạn chế và trở thành một trong những rào cản để DN tự tin tham gia “sân chơi” hội nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn của doanh nghiệp về vấn đề lao động khi hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho doanh nghiệp (DN) nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh việc được tiếp cận trình độ khoa học công nghệ, còn được tiếp cận phương thức quản trị tiên tiến và hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay, cả số lượng và chất lượng lao động trong tỉnh còn hạn chế và trở thành một trong những rào cản để DN tự tin tham gia “sân chơi” hội nhập.

Khó khăn của doanh nghiệp về vấn đề lao động khi hội nhập

Sản xuất đũa xuất khẩu tại Công ty TNHH Sản xuất, thương mại và Dịch vụ Đức Hùng, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 14.000 DN đang hoạt động. Nhằm mở rộng quy mô và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường với mức độ cao hơn, thời gian qua, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu lớn về nguồn lao động. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các DN đang gặp khó trong công tác tuyển dụng, nhất là tại các DN mới thành lập, DN yêu cầu trình độ tay nghề cao và DN cần nhiều lao động như: May mặc, giày da...

Công ty TNHH AEONMED Việt Nam (Khu Công nghiệp Lễ Môn) đi vào hoạt động từ năm 2007. Đây là công ty liên doanh giữa Công ty CP Thiết bị - Vật tư y tế Thanh Hóa và Công ty Dental Siam (Thái Lan). Tại đây, hầu hết các thiết bị sản xuất dung dịch lọc thận đều được nhập khẩu. Để sử dụng thành thạo, làm chủ công nghệ, công nhân, kỹ sư của nhà máy phải được đào tạo bài bản, có trình độ cao, thông thạo ngoại ngữ, ý thức kỷ luật tốt. Ông Lưu Văn Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH AEONMED Việt Nam, cho biết: Để chủ động nguồn nhân lực, công ty đã đưa ra những mức lương khá hấp dẫn để thu hút lao động có đủ chuyên môn, trình độ tiếp cận và vận hành hiệu quả thiết bị, tuy nhiên vẫn khó đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Công ty CP May xuất khẩu HMT, xã Nga Thành (Nga Sơn) đi vào hoạt động từ năm 2017. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, công ty đã trở thành đối tác của nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới. Cùng với may gia công theo đơn đặt hàng, đơn vị đang phát triển mạnh các mặt hàng tự thiết kế. Toàn bộ sản phẩm của công ty được xuất khẩu, trong đó thị trường Mỹ chiếm 70% thị phần. Đại diện công ty chia sẻ: Đơn vị đang tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm quy mô sản xuất để đáp ứng những đơn hàng lớn hơn. Vậy nhưng, việc tuyển dụng lao động đáp ứng được tiêu chuẩn không phải là vấn đề đơn giản. Bên cạnh việc thiếu hụt lao động phổ thông thực hiện các khâu kỹ thuật gia công, thì công ty còn gặp khó khi tuyển dụng lao động thực hiện các công đoạn thiết kế mẫu, quản lý cấp công ty.

Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ đầu năm đến nay, số lượng lao động mà các DN cần tuyển dụng thông qua trung tâm lên tới gần 20.000 người, trong khi đó, trung tâm mới chỉ kết nối việc làm thành công cho gần 1.000 lao động, tức là chỉ đáp ứng được 5% so với nhu cầu tuyển dụng của các DN. Bên cạnh đó, nhiều DN cho biết, khi tuyển dụng lao động ở vị trí quản lý hoặc các vị trí kỹ thuật như vận hành máy..., đơn vị thường đặt ra yêu cầu trình độ đại học hoặc cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế, phần lớn lao động khi tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu nếu không đào tạo lại. Trong khi đó, với trình độ bằng cấp hiện có, lực lượng lao động này lại không chấp nhận làm việc ở các vị trí lao động chân tay. Nhiều DN muốn có lao động đáp ứng được nhu cầu công việc đều phải tổ chức tuyển dụng và đào tạo lại. Bên cạnh đó, qua thực tế sản xuất, người lao động làm quen với các loại máy móc nên trình độ, tay nghề được nâng lên.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, nhận định: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lực lượng lao động trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của DN là do công tác đào tạo tại các trường còn nhiều bất cập, chưa gắn kết giữa “học” với “hành”. Do đó, lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng mặc dù được trang bị nhiều kiến thức chuyên môn; tuy nhiên kỹ năng làm việc, sử dụng, vận hành các loại máy, trang thiết bị thì lại yếu kém. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần xây dựng cơ chế hỗ trợ cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nghề, giúp công tác thực nghiệm được thường xuyên, đổi mới và nâng cao. Các sở, ngành liên quan của tỉnh, nhất là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo nghề, sớm xây dựng đội ngũ lao động có năng suất và kỹ năng cao hơn trước yêu cầu ngày càng cao của DN. Đồng thời, các DN cần nỗ lực thực hiện các chính sách về pháp luật lao động, quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống, điều kiện làm việc, thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, thu nhập cho người lao động. Có như vậy, DN mới có đủ nguồn nhân lực để ổn định sản xuất, kinh doanh; còn người lao động có được việc làm ổn định và có thu nhập để bảo đảm cuộc sống.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]