(Baothanhhoa.vn) - Đến xã Thọ Diên (Thọ Xuân), nơi nổi tiếng với sản phẩm bánh gai Tứ Trụ chúng tôi được chứng kiến cảnh tấp nập người vào ra mua bán.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân xây dựng mỗi xã một sản phẩm

Đến xã Thọ Diên (Thọ Xuân), nơi nổi tiếng với sản phẩm bánh gai Tứ Trụ chúng tôi được chứng kiến cảnh tấp nập người vào ra mua bán.

Bánh gai Tứ Trụ, xã Thọ Diên được đưa vào nồi hấp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại cơ sở sản xuất bánh gai của gia đình anh Lê Hữu Lâm, thôn 6, hàng chục công nhân đang tất bật thực hiện các công đoạn sản xuất. Trao đổi với chủ cơ sở sản xuất, chúng tôi được biết: Để có một sản phẩm bánh gai hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu... đến khi hấp bánh, công đoạn nào cũng đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bánh gai của gia đình anh và nhiều cơ sở sản xuất khác trong xã đã làm 2 loại nhân bánh và kích thước khác nhau, gồm: Nhân đậu dừa và nhân đậu thịt. Cùng với việc làm phong phú thêm chủng loại bánh, nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng cho sản phẩm bánh gai, gia đình anh Lâm và nhiều hộ làm nghề trong xã đã đầu tư nồi hấp bánh bằng ga và điện, thay vì hấp bằng nồi thủ công đun trên bếp than hoặc củi như trước kia.

Do bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, hương vị đặc trưng, nên bánh gai Tứ Trụ đã và đang có mặt và được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với sức tiêu thụ mạnh. Doanh thu hàng năm từ nghề sản xuất bánh gai của toàn xã đạt khoảng 38 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 300 lao động, với mức thu nhập từ 4,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Theo ông Lê Hữu Tùng, Chủ tịch UBND xã Thọ Diên: Sở dĩ sản phẩm bánh gai truyền thống Tứ Trụ có được kết quả trên là bởi, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Thọ Xuân về việc thực hiện chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm, chính quyền xã Thọ Diên đã lựa chọn sản phẩm bánh gai truyền thống Tứ Trụ làm sản phẩm chủ lực. Xã đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm bánh gai Tứ Trụ. Theo đó, xã đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển sản phẩm bánh gai Tứ Trụ, như: Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh phát triển làng nghề theo hướng bền vững thông qua việc cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, không sử dụng chất bảo quản trong quá trình sản xuất nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Để bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất, xã đã quy hoạch vùng sản xuất cây lá gai, với quy mô 32 ha. Bên cạnh đó, để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm bánh gai Tứ Trụ, xã đã xây dựng website về sản phẩm bánh gai Tứ Trụ để kết nối người tiêu dùng với các cơ sở sản xuất. UBND huyện Thọ Xuân cũng đã hỗ trợ 4 xã gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các điểm: TP Thanh Hóa, thị trấn Vĩnh Lộc, đường Hồ Chí Minh và gian hàng tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Hiện tại, xã đang xây dựng kế hoạch ký hợp đồng với Cảng Hàng không Thọ Xuân để quảng bá, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm bánh gai Tứ Trụ.

Thọ Diên chỉ là một trong nhiều xã của huyện Thọ Xuân đã và đang tập trung thực hiện chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm. Được biết, UBND huyện Thọ Xuân đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030, với chủ đề “Phát triển sản xuất, xác định sản phẩm chủ lực OCOP huyện Thọ Xuân”. Theo đó, mục tiêu mà huyện đề ra là mỗi xã lựa chọn 1-2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Huyện cũng đã lựa chọn một số sản phẩm để xây dựng, như: Cam Xuân Thành, bưởi Bắc Lương, bưởi Xuân Trường, bánh lá răng bừa Xuân Lập, nghề mộc Thọ Minh, kẹo lạc Xuân Yên, nem nướng thị trấn Thọ Xuân để tập trung ưu tiên phát triển sâu theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong và ngoài huyện, dần hướng tới thị trường cả nước và quốc tế. Đồng thời, tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm của các đơn vị tham gia chương trình OCOP như: Xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì, quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung về phát triển sản phẩm theo chuỗi. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại bán hàng OCOP, tập trung vào các dịp lễ hội của huyện, tỉnh, của quốc gia; phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh...


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]