Hương vị kẹo lạc Khánh Linh trên vùng đất Yến Sơn
Kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình, từ những năm đầu 90, ông Lê Khánh Trình đã mạnh dạn đầu tư, phát triển nghề làm kẹo lạc trên vùng đất Yến Sơn (Hà Trung). Từ đó đến nay, qua nhiều thăng trầm, biến cố, với những nỗ lực, cố gắng bền bỉ, gia đình ông Lê Khánh Trình đã từng bước khẳng định, phát triển thương hiệu kẹo lạc Khánh Linh.
Nhớ lại thời điểm bắt đầu, ông Trình tâm sự: Ngày ấy, từng công đoạn sản xuất kẹo lạc đều được làm thủ công với những vật dụng thô sơ như: dao cắt, con lăn… Sản phẩm làm ra đến đâu, hai vợ chồng ông Trình lại tỉ mỉ ngồi đóng gói, sắp xếp hàng hóa rồi rong ruổi bán buôn khắp trong vùng, sang các vùng lân cận như: Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc.
Ông Lê Bá Trình sát sao trong từng công đoạn sản xuất, chế biến kẹo
Ông Trình nói chuyện vui: “Ban đầu đi bán hàng bằng chiếc xe đạp tình yêu, gò lưng ra đạp bất kể đường xá xa xôi, gập gềnh ổ voi, ổ gà. Sau rồi, hai vợ chồng bàn nhau tích cóp mua chiếc xe máy chạy hàng cho đỡ cực thân”.
Khó khăn, vất vả là thế nhưng vợ chồng ông Trình vẫn luôn bảo ban, động viên nhau cố gắng giữ lấy cái nghề bởi đó là truyền thống, niềm tự hào của gia đình. Cũng từ ý nghĩ, niềm tin, niềm tự hào ấy, năm 2010, gia đình anh Trình mạnh dạn đầu tư, xây dựng xưởng, mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí khoảng 400 triệu đồng.
Kẹo lạc được cán mỏng trên băng truyền
Thời điểm ấy, xưởng của gia đình anh Trình có sản lượng đạt 3 tạ/ngày, tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên; thị trường chủ yếu là khách nội tỉnh.
Anh Trình nhận định: “Sản xuất, kinh doanh trong bất kì lĩnh vực gì cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận đổi mới, chịu khó đầu tư”. Nghĩ là làm, sau nhiều nỗ lực, cố gắng, đến nay, xưởng của gia đình ông Trình được nâng cấp, đầu tư ngày càng khang trang, nhiều máy móc hiện đại như: máy đóng gói, lò rang, máy cán, lò sấy, máy chà lụa lạc… Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản lượng trung bình của xưởng đạt 6 tạ/ngày.
Các công đoạn sản xuất đều được ứng dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng, mẫu mã sản phẩm tốt
Xưởng thường xuyên tạo công ăn việc làm cho 10 lao động với mức thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm đơn hàng nhiều, xưởng thuê thêm 5 – 7 lao động thời vụ với mức thu nhập từ 150 – 200 nghìn đồng/ngày.
Không chỉ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, trong những năm qua, gia đình ông Trình đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện, đa dạng mẫu mã, quy cách sản phẩm hướng đến sự an toàn, sang trọng, tiện dụng như: Đặt in hộp giấy, thay thế bao bì thường bằng bao bì tráng thiếc để bảo quản sản phẩm tốt hơn… Cùng với đó, ông Trình cũng chú trọng hơn đến việc quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm…
Những chiếc kẹo lạc thơm ngon, hấp dẫn sau khi trải qua nhiều công đoạn chế biến, sản xuất
Hiện nay, xưởng của gia đình ông Trình sản xuất hai dòng sản phẩm kẹo lạc chính là: loại cao cấp có giá bán là 80 nghìn đồng/kg; loại bình dân có giá bán 40 – 45 nghìn đồng/kg. Thu nhập bình quân của xưởng sản xuất đạt khoảng 30 – 35 triệu đồng/tháng.
Nhờ hương vị thơm ngon, đảm bảo quy trình, kỹ thuật từ việc lựa chọn nguyên liệu đến từng khâu chế biến, sản xuất, đa dạng sản phẩm, mẫu mã đẹp mắt…, sản phẩm kẹo lạc Khánh Linh tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng. Thị trường được mở rộng không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra các tỉnh lân cận và một số tỉnh phía Nam, sang nước bạn Lào…
Dịp cuối năm, khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, xưởng sản xuất của gia đình ông Trình rộn ràng, hăng say lao động nhằm đảm bảo tiến độ đơn hàng.
Sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tiến tới mở rộng thị trường, gia đình ông Trình sẽ phát triển thêm sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo…
Sản phẩm Kẹo Lạc Khánh Linh từng bước khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường
Kẹo lạc Khánh Linh sẽ không ngừng nỗ lực hơn nữa trên hành trình xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần hình thành sản phẩm vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa thấm đượm giá trị văn hóa truyền thống trên mảnh đất quê hương.
Hoàng Linh
{name} - {time}
- 2023-12-03 14:41:00
Doanh nghiệp sản xuất đá vật liệu xây dựng vượt khó
- 2023-12-03 14:33:00
Tổ chức TCVM Thanh Hóa: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với nhiệm vụ kinh doanh
- 2021-12-27 07:04:00
Bảo an tín dụng – lợi ích kép cho ngân hàng và người vay vốn
Tổng Công ty CP Hợp Lực đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Thành lập Hội Dưa hấu Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn
Hỗ trợ đầu tư Dự án Nhà máy xuất khẩu quốc tế CD tại xã Cẩm Tân
Nâng cao tay nghề, kỹ thuật vận hành tại Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn
Agribank Thanh Hóa phát triển dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt
Xưởng may túi vải bố, túi vải canvas Hoàng Phát: Uy tín, chất lượng, bảo vệ môi trường
Agribank Bắc Thanh Hóa đồng hành cùng khách hàng
Người cán bộ mẫn cán với công tác tài chính vi mô
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2021 thuộc Chương trình OCOP