(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 đã có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DN đang tiếp tục tập trung mọi nguồn lực phục hồi sản xuất với kịch bản thích ứng an toàn, linh hoạt.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt trong dịch bệnh

Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 đã có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DN đang tiếp tục tập trung mọi nguồn lực phục hồi sản xuất với kịch bản thích ứng an toàn, linh hoạt.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt trong dịch bệnhCông ty TNHH Mây tre Quốc Đại (Hoằng Hóa) tăng tốc thực hiện các đơn hàng mới năm 2022.

Hiện, dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện tại một số DN trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN. Trong bối cảnh đó, tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị các DN nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.

Theo quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” trên địa bàn Thanh Hóa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, DN trong khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trong cả 4 cấp độ dịch đều có thể hoạt động nhưng phải đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch; định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm; có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc dịch bệnh COVID-19... Điều này đã giúp các DN chủ động, linh hoạt hơn trong phục hồi, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là vào giai đoạn “nước rút” cuối năm.

Trong thời gian vừa qua, các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đã từng gặp không ít khó khăn trong lưu thông hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Với quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, DN sẽ dựa vào các biện pháp áp dụng theo từng cấp độ dịch để chủ động hơn trong sản xuất, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất. Tại Công ty TNHH Hùng Mạnh, huyện Thiệu Hóa, sau gần 3 tháng giảm công suất để thực hiện công tác phòng, chống dịch, đến nay nhịp độ sản xuất đã dần trở lại. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, liên kết đã phục hồi hơn 70%. Công ty đang tăng tốc sản xuất để đáp ứng với các đơn đặt hàng mới năm 2022. Bà Nguyễn Thị Hoa, giám đốc công ty cho biết: “Quãng thời gian thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch là thời gian khó khăn nhất đối với đơn vị. Mặc dù không dừng hẳn hoạt động nhưng cũng như nhiều DN khác, hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Số lượng đơn hàng bị giảm, khó khăn về lao động, thị trường, khiến doanh thu của công ty sụt giảm so với cùng kỳ khoảng 30%. Tuy nhiên, với nỗ lực thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, công ty đã cố gắng vượt qua và sản xuất an toàn đến thời điểm này”.

Với quyết tâm biến thách thức thành cơ hội, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại may mặc Tống Hải, thị xã Bỉm Sơn, đã chủ động lên kế hoạch ứng phó để vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa linh hoạt thay đổi cách thức làm việc, vừa thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Được biết trong giai đoạn này, công ty đã chuyển hướng nguồn hàng sang thị trường nội địa và may khẩu trang để đảm bảo thu nhập cho công nhân. Đặc biệt, công ty đã lên các phương án cụ thể để sẵn sàng cho việc sản xuất tại chỗ nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn với phương châm “mục tiêu kép” - chống dịch và sản xuất phải đi song song.

Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động phân phối sản phẩm nông nghiệp là ngành hàng chịu tác động khá nặng nề. Để khắc phục khó khăn, nhiều DN đã chủ động, sáng tạo trong các phương thức sản xuất và sớm có các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trong khâu tiêu thụ. Tới thời điểm này, hầu hết DN nhận định đã bớt khó khăn hơn sau khi hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu được tháo gỡ. Các mặt hàng nông sản bắt đầu nhận đơn hàng trở lại nên đang kích cầu để các DN vận hành sản xuất, phục hồi, giúp đem lại thu nhập dần ổn định cho người lao động.

Bên cạnh đẩy mạnh kinh doanh, hoạt động trở lại, các DN có số lượng công nhân lớn cũng xây dựng mô hình “2 xanh, 1 sạch” (nhà xưởng xanh, chỗ ở xanh, nhân viên sạch). Mặc dù việc thực hiện phương châm “ba tại chỗ” sẽ tăng thêm chi phí cho DN. Tuy nhiên, để chủ động ứng phó, các DN hiện vẫn đang chủ động dự phòng phương án này để không bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu xảy ra nguy cơ có các ca nhiễm. Đồng thời, chấp hành tốt các quy định, khuyến cáo từ chính quyền địa phương.

Trong bối cảnh cả nước thực hiện lộ trình thích ứng an toàn với dịch COVID-19, các DN tại Thanh Hóa đã, đang thể hiện sự linh hoạt, chủ động, nỗ lực vượt khó để duy trì và từng bước phát triển sản xuất, kinh doanh. Để hỗ trợ DN, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập ban chỉ đạo phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp DN nhanh chóng phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]