(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; an toàn sản xuất và sức khỏe cho người lao động; một số ít doanh nghiệp (DN) công nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất để thực hiện công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Các DN còn lại đều bảo đảm phương án “3 tại chỗ” để duy trì hoạt động sản xuất.

Bước đột phá từ các sản phẩm công nghiệp chủ lực

Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; an toàn sản xuất và sức khỏe cho người lao động; một số ít doanh nghiệp (DN) công nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất để thực hiện công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Các DN còn lại đều bảo đảm phương án “3 tại chỗ” để duy trì hoạt động sản xuất.

Bước đột phá từ các sản phẩm công nghiệp chủ lựcDây chuyền sản xuất dầu ăn tại Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam Nortalic (Khu Kinh tế Nghi Sơn).

Do làm tốt công tác phòng dịch, sau một thời gian ngắn, hoạt động sản xuất tại các nhà máy đã ổn định trở lại. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Theo số liệu của ngành thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 10 vẫn tăng 4,21% so với tháng trước, tăng 21,98% so với tháng cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 6,08% so với tháng trước, tăng 29,01% so với tháng cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,72% so với tháng trước, tăng 20,7% so với tháng cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 3,35% so với tháng trước, tăng 47,49% so với tháng cùng kỳ; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,7% so với tháng trước, tăng 34,27% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,84% so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của ngành công thương, sở dĩ sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục đạt kết quả khả quan, ngoài việc duy trì sản xuất đồng đều nói chung ở các ngành sản xuất, thì thành quả này có được còn do sự bứt phá của một số ngành công nghiệp chủ lực. Trong bối cảnh nguồn cung đầu vào, lưu thông hàng hóa và thị trường tiêu thụ gặp khó, nhiều DN đã chủ động, nỗ lực trong các phương án tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, điều tiết và tái cơ cấu sản xuất để đạt được kết quả cao. Các sản phẩm lọc dầu, dầu ăn, xi măng, hàng may mặc, giày da và các vật liệu xây dựng là những sản phẩm đạt được những bước tăng trưởng tốt trong năm 2021. Trong tháng 10, xăng các loại sản xuất đạt 221.500 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ; dầu diesel 328.600 tấn, tăng 11,5% so tháng cùng kỳ; xi măng đạt 1,54 triệu tấn, tăng 6,2% so tháng trước, tăng 14% so tháng cùng kỳ; sắt thép 150.200 tấn, tăng 0,6% so tháng trước và tăng 16,4% so tháng cùng kỳ; quần áo các loại đạt 40 triệu cái, tăng 19,9% so tháng trước và tăng 20,7% so tháng cùng kỳ; giày thể thao sản xuất được 18,8 triệu đôi, tăng 6,4% so tháng trước, tăng 39,6% so tháng cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng năm 2021, nhiều sản phẩm công nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, như: Dầu ăn tăng gấp 2 lần, sắt thép tăng 87%, clinker tăng 42%, quần áo may sẵn tăng 21,4%, giày da tăng 28,8%... Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10 dự kiến tăng 1,59% so với tháng trước, tăng 14,09% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,58% so với cùng kỳ.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, đóng góp cao vào tăng trưởng GRDP của tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa ban hành quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19. Ban chỉ đạo sẽ có nhiệm vụ triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình hoạt động của DN tại các khu vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh để triển khai các kế hoạch, thông qua phương án sản xuất, kinh doanh và kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho các DN tổ chức sản xuất, kinh doanh được xuyên suốt, liên tục với nguyên tắc “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt, các sản phẩm công nghiệp chủ lực sẽ được ưu tiên chỉ đạo, tạo thuận lợi về thị trường để phát triển bền vững.

Ban Chỉ đạo cũng sẽ chủ động nắm bắt tình hình, thống nhất chủ trương về phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa trong tình hình mới; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để DN tại các khu vực sản xuất công nghiệp vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, vừa bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 an toàn. Chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để chủ động, linh hoạt giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của từng cơ quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN tại các khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi sản xuất trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; đấu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để báo cáo, đề xuất hướng xử lý nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của DN trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp thẩm quyền.

Hiện nay, trong kế hoạch dài hơn, để nâng cao giá trị ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh trong mạng lưới sản xuất vùng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng và cả nước. Thanh Hóa cũng đang xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ, hướng tới xuất khẩu, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Mục tiêu trước mắt nhằm đáp ứng nhu cầu của tỉnh Thanh Hóa (phục vụ các ngành lọc hóa dầu, cơ khí, dệt may, da giày, chế biến nông - lâm sản...). Về lâu dài, sẽ hình thành mạng lưới sản xuất với nhiều lớp cung ứng, trong đó có một số DN đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư và tăng cường liên kết trong phát triển.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]