(Baothanhhoa.vn) - Luôn bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID–19, gắn với triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình, chính sách tín dụng của Thủ tướng Chính phủ, của địa phương và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang góp phần tích cực trong việc phục hồi, phát triển kinh tế tại địa phương.

Bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh

Luôn bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID–19, gắn với triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình, chính sách tín dụng của Thủ tướng Chính phủ, của địa phương và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang góp phần tích cực trong việc phục hồi, phát triển kinh tế tại địa phương.

Bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanhCông ty CP Chế biến nông sản Trung Thành được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Trước tác động tiêu cực của dịch COVID–19, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch thông qua việc thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thúc đẩy giao dịch điện tử, hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Đồng thời, triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi các khoản vay cũ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. NHNN Thanh Hóa cũng chỉ đạo các TCTD thực hiện cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tập trung vốn cho vay khôi phục và duy trì sản xuất cho các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thực hiện phân tích, đánh giá, dự báo những thiệt hại, khó khăn của doanh nghiệp, người dân, khách hàng vay vốn để chủ động có những biện pháp hỗ trợ kịp thời; rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận tín dụng; tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, bảo đảm các hoạt động ngân hàng được liên tục trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp. Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai kịp thời quy định về cho vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1-7-2021, Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 8-10-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021, Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg, ngày 6-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ; Phương án 198/PA-UBND ngày 2-9-2021 của UBND tỉnh...

Công ty TNHH Hoàng Tùng, xã Trung Chính (Nông Cống) tạo việc làm thường xuyên cho hơn 200 lao động, với thu nhập ổn định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều hợp đồng may gia công cho các đối tác bị cắt giảm. Nguồn nguyên liệu nhập về khan hiếm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Có những thời điểm, công ty phải ngừng hoạt động do không có thêm đơn hàng mới, kéo theo đó là hơn 200 công nhân nghỉ việc. Sau khi Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nông Cống đã đến doanh nghiệp tuyên truyền, phổ biến chính sách. Xét thấy doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện cho vay, ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp vay 207 triệu đồng để trả lương cho người lao động.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tính đến ngày 20-2-2022, các TCTD trên địa bàn tỉnh cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 3.600 khách hàng, với giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ hơn 5.800 tỷ đồng; giá trị nợ được miễn, giảm lãi, lãi vay là 866 tỷ đồng cho 233 khách hàng; cho vay mới ưu đãi lãi suất với doanh số cho vay gần 20.000 với gần 8.000 khách hàng được vay mới...

Thời gian tới, các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng nằm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, với lãi suất hỗ trợ ưu đãi 2%/năm và dự kiến triển khai trong hai năm 2022-2023. Các trường hợp được hỗ trợ bao gồm doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi và các trường hợp vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thuê và thuê mua. Tiếp tục triển khai các chương trình chính sách ưu đãi về vốn vay song hành với chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chú trọng hỗ trợ người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tăng trưởng tín dụng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả. Tín dụng sẽ được tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, trái phiếu, chứng khoán. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, gia tăng các gói vay ưu đãi hỗ trợ các nhóm khách hàng bị ảnh hưởng nặng từ dịch. Cùng với đó, thúc đẩy chuyển đổi số; tiếp tục chỉ đạo hệ thống TCTD triển khai mạnh Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến hết năm 2025. NHNN cũng sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo, đốc thúc các TCTD triển khai Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]