(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thiệu Hóa - Thanh Hóa (Agribank Thiệu Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nguồn vốn vay đến với người dân. Từ nguồn vốn của Agribank đã giúp nhiều hộ dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Agribank Thiệu Hóa đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp, những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thiệu Hóa - Thanh Hóa (Agribank Thiệu Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nguồn vốn vay đến với người dân. Từ nguồn vốn của Agribank đã giúp nhiều hộ dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Agribank Thiệu Hóa đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thônCán bộ Agribank Thiệu Hóa kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ anh Lê Văn Thao tại thị trấn Thiệu Hóa.

Từ năm 2005, anh Lê Văn Thao, tiểu khu 1, thị trấn Thiệu Hóa được Agribank Thiệu Hóa cho vay vốn để phát triển mô hình chăn nuôi lợn trang trại theo quy mô khép kín. Từ khoản vay 100 triệu đồng kết hợp với tiền tích cóp của gia đình, anh đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống. Ban đầu, quy mô nuôi là 10 lợn nái mẹ sinh sản nhưng đến nay, trang trại của anh đã phát triển lên 150 nái mẹ và mỗi năm sản xuất hơn 4.000 con giống bán ra thị trường. Từ đó đến nay, anh Thao luôn là khách hàng truyền thống, có uy tín của Agribank Thiệu Hóa, thiếu vốn đến vay, dư tiền đến gửi. Vừa qua, anh được Agrbank Thiệu Hóa cho vay 2 tỷ đồng để đầu tư mở rộng trang trại. Anh Thao cho biết: Nhờ có chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn mà những hộ nông dân như gia đình tôi được tiếp cận vốn vay thuận lợi, từ đó có cơ hội vươn lên làm giàu.

Phát huy thế mạnh, Agribank Thiệu Hóa luôn bám sát chỉ đạo, định hướng của Agribank Thanh Hóa và định hướng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Trong đó, tập trung đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX và đầu tư chọn lọc các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nhất là tập trung cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên của huyện, như: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản... Hầu hết các chương trình cho vay đều được triển khai sâu rộng tới các xã, thị trấn của huyện; thủ tục được đơn giản, các hoạt động giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện trực tiếp tại cơ sở. Qua đó, giảm thời gian cũng như chi phí đi lại cho người dân.

Ông Mai Xuân Cường, Giám đốc Agribank Thiệu Hóa, cho biết: Để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn và bảo đảm cho vay đúng đối tượng, ngân hàng đã phân công cán bộ tín dụng theo địa bàn, nắm bắt kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân. Cán bộ ngân hàng còn tư vấn, định hướng người dân lập hồ sơ và sử dụng vốn hiệu quả. Cùng với đó, Agribank Thiệu Hóa thực hiện tốt việc cho vay vốn thông qua các tổ vay vốn của Hội Nông dân và Hội LHPN huyện. Hiện, 2 tổ chức hội này đang quản lý 200 tổ vay vốn với hơn 6.514 thành viên. Tính đến ngày 25-6, tổng nguồn vốn của Agribank Thiệu Hóa đạt 1.514 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 1.340 tỷ đồng, với 8.855 hộ đang vay vốn. Tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 98%, cho vay kinh tế hộ chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay. Để bảo đảm quản lý hiệu quả nguồn vốn cho vay, Agribank Thiệu Hóa luôn chú trọng thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ; tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ sau khi được giải ngân. Đồng thời, phân công cán bộ tín dụng thường xuyên phối hợp với tổ trưởng tổ vay vốn, hướng dẫn các hộ sử dụng vốn đúng mục đích. Đôn đốc thu hồi tiền gốc, lãi đúng thời gian quy định. Do vậy, chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát, bảo đảm an toàn, không có nợ quá hạn, không phát sinh nợ xấu. Công tác kế toán, ngân quỹ luôn bảo đảm nhanh, gọn, cập nhật kịp thời theo đúng yêu cầu.

Thời gian tới, Agribank Thiệu Hóa tiếp tục tập trung điều hành cơ chế kinh doanh theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả; ưu tiên nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn; giải ngân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các nguồn vốn; tích cực phối hợp với các hội, đoàn thể chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng vốn vay bảo đảm đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất; từng bước giúp người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]