(Baothanhhoa.vn) - Việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử đến khu vực nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thạch Thành - Bắc Thanh Hóa (Agribank Thạch Thành). Với nguồn lực, kinh nghiệm và sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, việc nỗ lực đưa ngân hàng số đến khu vực nông thôn của chi nhánh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp người dân tiếp cận với tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Thạch Thành phát triển ngân hàng số khu vực nông thôn

Việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử đến khu vực nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thạch Thành - Bắc Thanh Hóa (Agribank Thạch Thành). Với nguồn lực, kinh nghiệm và sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, việc nỗ lực đưa ngân hàng số đến khu vực nông thôn của chi nhánh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp người dân tiếp cận với tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Agribank Thạch Thành phát triển ngân hàng số khu vực nông thôn

Cán bộ Agribank Thạch Thành hướng dẫn khách hàng sử dụng máy POS trong giao dịch tại cửa hàng vàng bạc Xuyên Hằng ở thị trấn Kim Tân.

Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, song chi nhánh vẫn phát hành mới được gần 4.000 thẻ ATM, lũy kế đến 20-5, tổng số thẻ ATM được phát hành từ chi nhánh đã lên tới 21.799 thẻ. Các sản phẩm, dịch vụ khác đi kèm tài khoản thanh toán, như: SMS banking, E-Mobile banking, Internet banking... cũng được chi nhánh đẩy mạnh triển khai và giới thiệu đến khách hàng.

Thực hiện Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank Thạch Thành cung cấp cho khách hàng tại địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn nông thôn được miễn phí phát hành thẻ ATM với hạn mức vay thấu chi lên đến 30 triệu đồng, không cần tài sản bảo đảm, với mức lãi suất ưu đãi, cạnh tranh, thủ tục linh hoạt. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng thẻ thấu chi để thanh toán các khoản phí sinh hoạt, như: tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, học phí, viện phí, thanh toán mua hàng tại các cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp, siêu thị... Thẻ thấu chi của Agribank giúp người dân khu vực nông thôn giải quyết cơ bản những nhu cầu thiết yếu.

Đối với các công ty, hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn và các cửa hàng đại lý cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản... cũng được Agribank miễn phí chiết khấu và lắp đặt máy quẹt thẻ POS với thủ tục đơn giản, quy trình thanh toán nhanh chóng. Theo ông Lê Thanh Đức, Giám đốc Agribank Thạch Thành: Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn hướng đến mục tiêu khách hàng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính, như: người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp..., tạo điều kiện giúp họ có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý. Việc triển khai đề án cùng các chính sách ưu đãi thiết thực hứa hẹn sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu chủ động đi tắt, đón đầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trong bối cảnh các công ty thanh toán trung gian phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đến ngày 20-5, Agribank Thạch Thành đã phát hành 691 thẻ thấu chi với hạn mức thấu chi đạt hơn 21,7 tỷ đồng, dư nợ thấu chi đạt gần 17 tỷ đồng.

Là khách hàng của Agribank Thạch Thành, chị Nguyễn Thị Hải, ở xã Thạch Bình, cho biết: Ngoài dịch vụ thẻ ATM, theo tư vấn của cán bộ Agribank Thạch Thành, vừa qua chị có đăng ký thêm dịch vụ E–Mobile banking của Agribank để tiện chi trả tiền điện, nước sinh hoạt hàng tháng, thanh toán một số hóa đơn mua bán vật tư nông nghiệp mà không phải mang theo tiền mặt. Ngoài ra, do ở khu vực nông thôn không gần chợ hay các trung tâm thương mại lớn, việc có tài khoản E-Mobile banking giúp chị Hải mua bán và thanh toán nhanh chóng nhiều mặt hàng được bán trên mạng, rất tiện ích khi sử dụng. Hơn nữa, sử dụng E-Mobile banking cũng giúp chị theo dõi được tài khoản, các khoản gửi tiết kiệm của mình mà không phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, thời gian tới, Agribank Thạch Thành tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và kênh phân phối tiện ích của toàn hệ thống, hướng đến đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục đăng ký các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng, từ đó làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]