(Baothanhhoa.vn) - Một nông dân đã dồn đổi đất đai, phát triển hơn 11.000m2 nhà màng, nhà lưới để canh tác dưa vàng và các loại rau màu theo hướng công nghệ cao. Chưa kể, nhiều diện tích nhà lưới được ông liên kết sản xuất và xây dựng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Đó là ông Mai Chấn Nhâm ở xã Nga Thành (Nga Sơn) - người có chục năm tìm tòi đổi mới sản xuất nông nghiệp, để trở thành một trong những điển hình phát triển nhà lưới ở xứ Thanh.

Điển hình phát triển nhà lưới sản xuất nông nghiệp

Một nông dân đã dồn đổi đất đai, phát triển hơn 11.000m2 nhà màng, nhà lưới để canh tác dưa vàng và các loại rau màu theo hướng công nghệ cao. Chưa kể, nhiều diện tích nhà lưới được ông liên kết sản xuất và xây dựng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Đó là ông Mai Chấn Nhâm ở xã Nga Thành (Nga Sơn) - người có chục năm tìm tòi đổi mới sản xuất nông nghiệp, để trở thành một trong những điển hình phát triển nhà lưới ở xứ Thanh.

Điển hình phát triển nhà lưới sản xuất nông nghiệpMô hình canh tác trong nhà lưới của ông Mai Chấn Nhâm ở xã Nga Thành.

Tại cánh đồng thôn Bắc Trung của xã Nga Thành, một khu sản xuất rộng lớn bốn mùa xanh tốt. Đây cũng là mô hình sản xuất trong nhà lưới rộng nhất và hiệu quả bậc nhất ở huyện Nga Sơn từ nhiều năm qua. Nằm sát khu nhà điều hành lợp mái tôn giữa cánh đồng là khu hồ nuôi tôm và cá rộng hơn 1.000m2. Đây cũng chính là nơi điều hòa khí hậu cho khu sản xuất, đồng thời lưu trữ nguồn nước tưới cho cây trồng quanh năm. 3 bên hồ nước là những dãy nhà lưới chạy dọc ngang, nhìn từ xa phủ trắng cả một góc cánh đồng.

Do đang bận giao dịch với đối tác nên vợ ông là bà Mai Thị Nga dẫn đoàn khách đi tham quan khu sản xuất. Hàng chục luống dưa vàng được canh tác theo từng thời điểm khác nhau để có sản phẩm cung ứng quanh năm. Theo bà Nga, tổng diện tích đất khu sản xuất là 13.000m2, trong đó diện tích nhà lưới chuyên canh hơn 11.000m2, diện tích còn lại trồng 2 vụ dưa và 1 vụ rau màu các loại.

Ngoài đầu tư hệ thống hạ tầng sản xuất như tường rào, đổ bê tông đường giao thông nội khu, gia đình ông Nhâm còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới thông minh. Chỉ cần cài đặt trên điện thoại, cứ đến giờ nhất định thì hệ thống tưới tự vận hành, giảm được nhiều nhân công và tiết kiệm nước. Theo hạch toán của chủ mô hình, năm 2023 doanh thu của khu sản xuất đạt 1,6 tỷ đồng, trong đó sản phẩm dưa vàng hơn 1 tỷ đồng, các loại dưa hấu, dưa leo, cà chua đạt 150 triệu đồng... lợi nhuận đạt 800 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương với mức thu nhập 7 đến 9 triệu đồng mỗi tháng.

Trong lộ trình tìm hướng đi mới của mình, đầu năm 2023 ông chuyển đổi 500m2 để trồng nho sữa Hàn Quốc. Ngay trong năm đầu, cây trồng mới này đã cho thu hoạch những lứa đầu tiên, đem về nguồn thu gần 150 triệu đồng, mở ra triển vọng mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp của gia đình.

Nói về quá trình gây dựng mô hình sản xuất, chủ mô hình chia sẻ: “Xác định khởi nghiệp trên chính quê hương, nên từ năm 2014 tôi đã mạnh dạn dồn đổi đất ruộng gia đình, rồi thuê thêm đất của bà con không mặn mà sản xuất. Từ trồng cà chua, đủ loại rau màu để có thêm thu nhập tiếp tục phát triển nhà lưới và hạ tầng sản xuất. Đến năm 2018, tôi xây dựng được 1.000m2 nhà màng, rồi cứ phát triển thêm qua từng năm. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, tôi cũng xác định cây trồng chủ lực là dưa vàng bởi lợi nhuận cao hơn nhiều loại rau màu truyền thống”.

Từ sự thành công của mình, những năm gần đây ông Mai Chấn Nhâm phát triển thêm dịch vụ xây lắp nhà lưới trên khắp địa bàn tỉnh. Đồng thời sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm đến các chủ mô hình khác. Riêng tại huyện Nga Sơn, ông đã tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho 20 chủ mô hình phát triển sản xuất trong nhà màng, nhà lưới. Đây cũng là những đối tác được ông ký hợp đồng để cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ nhiều năm nay, phần lớn sản phẩm dưa vàng ở đây đã được Công ty CP Chế biến nông sản Việt Xanh ở tỉnh Ninh Bình ký hợp đồng bao tiêu để đưa vào hệ thống siêu thị của tỉnh Ninh Bình, Bắc Ninh và một số tỉnh ở phía Bắc. Do được canh tác theo hướng hữu cơ, nên sản phẩm của mô hình trong những năm gần đây luôn có đầu ra ổn định.

Ghi nhận thực tế, khu sản xuất tuy lớn nhưng môi trường rất trong lành. Rác thải là thân và gốc các cây trồng sau mỗi lứa đều được ủ chế phẩm sinh học làm phân bón hữu cơ. Vừa là ông chủ, nhưng cũng trong vai lao động chính và điều hành các khâu kỹ thuật canh tác, hàng ngày, vợ chồng ông Nhâm vẫn cần cù phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]