(Baothanhhoa.vn) - Dù là đã được Nhà nước xếp hạng, nhưng bao năm qua, quần thể Di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn vẫn đang chờ được trùng tu, tôn tạo..

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Dù là đã được Nhà nước xếp hạng, nhưng bao năm qua, quần thể Di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn vẫn đang chờ được trùng tu, tôn tạo..

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Đường vào Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia bia và lăng mộ Lê Thì Hiến.

Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia bia và lăng mộ Lê Thì Hiến rộng khoảng 7,5 ha, xung quang bao bọc bởi dòng sông nhà Lê, phía trước là cánh đồng xanh ngát, khuôn viên bao phủ bởi hệ thống cây cổ thụ tỏa bóng mát quanh năm…. đã tạo cho di tích một không gian linh thiêng, tĩnh lặng.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Theo tài liệu để lại, khu di tích này gồm tường bao, nghinh môn, đền thờ, bia và lăng mộ. Nhưng trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thời gian, khu di tích gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Trước đây, di tích có 18 pho tượng được làm bằng đá khối, đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo, voi đá, ngựa đá ngồi chầu, bia đá… Hiện chỉ còn một đôi voi phục, một đôi tuấn mã, hương án, văn bia, sập ngự.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Hương án, sập ngự, văn bia…. đều không có mái che nắng, che mưa, không được bảo vệ, nằm trơ trọi với thời gian.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Tấm bia ghi công trạng của Hào quận công Lê Thì Hiến (1610-1675) với rêu phong bao phủ.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Điều đặc biệt, trên văn bia, hương án, sập ngự đều chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Đối diện tấm bia là khu nhà sắp lễ mới được Nhà nước đầu tư, xây dựng.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Cách Di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến khoảng hơn 1km là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Lê Thì Hải. Ông là con nuôi của Hào quận công Lê Thì Hiến. Hiện nơi đây còn lưu giữ hai tấm bia đá được xem như những dấu tích quý giá còn sót lại và có ý nghĩa quan trọng đối với ngành điêu khắc đá của Việt Nam.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Mặc dù đã được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhưng cả 2 tấm bia quý này đang nằm trong khu đất ở của người dân.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Một tấm bia ghi lại công trạng của các vị tướng họ Lê – được liệt là một trong những tấm bia đặc biệt, hiếm có hiện đang nằm giữa tường rào của một hộ dân trong xã.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Bia gồm 3 phần: Mũ, thân và đế. Đặc biệt, thân bia được ghép từ 6 tấm đá xanh, có đường kính rộng khoảng 5m, cao 1,65m, dày 0,31m ghi công các tướng sĩ. Trên thân bia, những hàng chữ Hán cùng nhiều họa tiết được khắc, chạm trổ rất công phu, tinh xảo… thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân điêu khắc thời bấy giờ.

Cận cảnh quần thể di tích Lê Thì Hiến

Cách đó khoảng hơn 40m là tấm bia ghi rõ công lao hiển hách của danh tướng Lê Thì Hải (1639 – 1716). Tấm bia này gồm 3 phần: Mũ, thân và đế bia, cao khoảng hơn 2m, rộng 1,95m được chạm khắc rất công phu, tinh xảo.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]