Để hạ tầng cảng cá đáp ứng và xứng tầm
Thanh Hóa có 3 cảng cá đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công bố là cảng cá loại II gồm Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn), Cảng cá Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn). Do được đầu tư từ lâu, đến nay nhiều hạng mục đã xuống cấp, luồng lạch bị bồi lắng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ra vào neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, cũng như tránh trú bão của tàu thuyền.
Nhiều hạng mục Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc) đã xuống cấp.
Hạ tầng xuống cấp
Cảng cá Hòa Lộc và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường được khởi công xây dựng từ năm 2007, đưa vào khai thác, sử dụng năm 2011, với công suất thiết kế 15.000 tấn hàng hóa thủy sản qua cảng mỗi năm. Riêng khu âu thuyền phục vụ neo đậu tàu thuyền có diện tích 18ha, đáp ứng năng lực neo đậu tránh trú bão cho gần 300 tàu. Sau 13 năm công trình đưa vào khai thác, sử dụng, đến nay các trang thiết bị của khu neo đậu đã bị ăn mòn, xuống cấp. Hệ thống phao neo đã quá thời gian kiểm tra định kỳ theo QCVN 72:2014/BGTVT...
Bên cạnh đó, từ khi đưa vào sử dụng các trang thiết bị, hạng mục công trình trong khu neo đậu chưa được sửa chữa, bảo dưỡng nên hệ thống phao neo, biển báo, biển chỉ dẫn ra vào khu neo đậu bị hoen gỉ, hư hỏng nặng. Một số phao bị chìm gây nguy hiểm, khó khăn cho tàu thuyền ra vào.
Ông Nguyễn Đình Ánh, Phó Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa, cho biết: “Việc sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị, công trình cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường là cấp thiết. Qua đó, sẽ góp phần đảm bảo phục vụ tàu thuyền cập cảng xếp dỡ thủy sản và thuận lợi cho công tác điều hành phòng chống thiên tai trong khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường”.
Tương tự, Cảng cá Lạch Hới tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn được xây dựng từ năm 2003, có khả năng tiếp nhận tàu từ 1.000CV trở xuống, công suất bốc xếp đạt 400 tấn thủy sản/ngày. Đây cũng là cảng cá được đầu tư âu tránh trú bão với diện tích hơn 40ha, sức chứa 700 phương tiện tàu thuyền. Năm 2005, Cảng cá Lạch Hới đã được duy tu, sửa chữa, tuy nhiên đến nay công trình này đang dần lạc hậu, với nhiều hạng mục xuống cấp. Ngoài hạ tầng không đảm bảo, tình trạng bồi lắng tại các cửa lạch, cửa âu, lòng âu tránh trú bão, khu vực trước cầu cảng không được nạo vét thường xuyên dẫn đến việc bồi lắng nghiêm trọng. Luồng lạch bị thu hẹp, cảng và âu bị cạn, việc ra vào bốc dỡ hàng hóa cũng như tránh trú bão phải chờ nhiều giờ, đợi thủy triều lên mới có thể vào cảng và âu để bốc dỡ hàng hóa cũng như neo đậu.
Chủ tàu Nguyễn Đức Hải, ở phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn), cho biết: “Hệ thống cầu cảng hiện tại thiết kế đã lạc hậu nên không đáp ứng được năng lực bốc dỡ của các tàu cá, nhất là tàu đóng mới có công suất lớn. Bên cạnh đó, luồng lạch ở Cảng Lạch Hới đã lâu chưa được nạo vét nên tàu cá ra, vào rất khó khăn, phải phụ thuộc vào con nước”.
Hiện đại hóa cảng cá xứng tầm!
Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa, cho biết: Ngày 30/5/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 592/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án phát triển thủy sản bền vững tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vay vốn WB. Trong đó, Thanh Hóa được đầu tư nâng cấp 2 cảng cá, gồm Cảng cá Lạch Hới và Cảng cá Lạch Bạng.
Cảng Lạch Hới sẽ được đầu tư xây dựng mới bến cập tàu, nạo vét khu neo đậu bến nước, cửa âu, luồng lạch, đường giao thông nội bộ. Cảng cá Lạch Bạng được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại 2 khu vực phường Hải Thanh và phường Hải Bình. Sau khi được đầu tư, hai cảng cá sẽ đảm bảo tiêu chuẩn của cảng cá loại I.
Đối với những cảng cá, khu âu thuyền khác, tỉnh cũng ban hành quyết định chủ trương đầu tư Dự án “Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa”. Dự án nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng khai thác hải sản, bảo đảm đồng bộ gắn với ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản nước lợ, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn vay WB.
Theo kế hoạch, dự án được thực hiện từ năm 2023-2027. Trong đó, nâng cấp và mở rộng Cảng cá Hoằng Trường (Hoằng Hóa); nâng cấp, mở rộng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Trường ở xã Hòa Lộc (Hậu Lộc); các dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng thủy sản ở các xã Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến (Nga Sơn), Hoằng Yến, Hoằng Phong, Hoằng Lưu, Hoằng Châu (Hoằng Hóa), Đa Lộc (Hậu Lộc) và Quảng Trung (Quảng Xương).
Tin tưởng rằng, với các dự án trên sẽ góp phần hướng đến hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng khai thác thủy hải sản đồng bộ, gắn với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, giảm tổn thất sau thu hoạch...
Bài và ảnh: Đình Giang
{name} - {time}
-
2024-12-14 21:04:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh - động lực cho phát triển bền vững
-
2024-12-14 16:56:00
Chuyên gia quốc tế hiến kế cho Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
2024-04-18 14:18:00
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động thương mại qua cặp cửa khẩu phụ Khẹo - Tha Lấu
Bản tin tài chính 18/4/2024: Giá vàng trên đà tăng, chờ cú bứt phá
Xăng và dầu mazut đi lên, các mặt hàng dầu còn lại giảm gần 200 đồng mỗi lít
Thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất
Hoàn thành các nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng với cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45
Bức tranh kinh tế - xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài cuối): Kiên định mục tiêu, nỗ lực cán đích
Bản tin tài chính 17/4/2024: Thị trường vàng chao đảo trước sức bán mua ồ ạt
Bay khắp Australia, làm mới chính mình với vô vàn ưu đãi từ Vietjet
Bức tranh kinh tế - xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài 4): Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm
Chung kết cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp” năm 2024