(Baothanhhoa.vn) - Tháng 6 có Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6), cả xã hội tôn vinh, dành tình cảm tốt đẹp cho người làm báo. Tự hào về điều đó, càng đòi hỏi ở người làm báo, cơ quan báo chí trách nhiệm cao hơn, sự cống hiến nhiều hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để bút luôn sắc, lòng mãi trong

Tháng 6 có Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6), cả xã hội tôn vinh, dành tình cảm tốt đẹp cho người làm báo. Tự hào về điều đó, càng đòi hỏi ở người làm báo, cơ quan báo chí trách nhiệm cao hơn, sự cống hiến nhiều hơn.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Sau Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, nhiều cơ quan báo chí đã được sắp xếp lại, đội ngũ người làm báo được thanh lọc một bước, giúp cho báo chí Việt Nam thêm mạnh mẽ, người làm báo bản lĩnh hơn, đại bộ phận vững vàng trước những áp lực của kinh tế báo chí để giữ ngòi bút của mình không bị bẻ cong, không bị cám dỗ... Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tình trạng một bộ phận người làm báo vi phạm, có cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, đã bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đứng giữa những áp lực đang đặt ra với nghề, trên một diễn đàn báo chí đã có nhà báo đặt câu hỏi rằng: Nghề báo - ta có yêu nó không, để rồi lại tự trả lời: Có những lúc yêu quý và tự hào vô cùng, có những lúc thất vọng, chán nản đến tận cùng. Nhưng với những đam mê đã chọn, ta vẫn thấy nghề báo là một lựa chọn xứng đáng nhất để dấn thân.

Yêu nghề, dấn thân vì nghề, càng đòi hỏi người làm báo phải “định vị” lại, tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, đề cao đạo đức nghề nghiệp.

Luật Báo chí 2016 sau hơn 5 năm đi vào cuộc sống đã góp phần quan trọng định hướng hành vi, tạo ra hành lang pháp lý sát thực hơn để cơ quan báo chí, người làm báo thực hiện quyền hành nghề một cách công bằng và đúng luật. Cùng với đó là 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng và ban hành, như một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, một mục tiêu để người làm báo hướng tới, hoàn thiện bản thân.

Quy định về đạo đức nghề nghiệp không chỉ riêng nghề báo mới có. Nhưng với nghề báo, quy định đạo đức là điều hết sức quan trọng, việc tuân thủ là bắt buộc, giống như quy định về thực hiện y đức trong ngành y tế.

Nhiệm vụ quan trọng của báo chí hiện nay đang đặt ra và yêu cầu phải tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng các cấp; quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ Nhân dân và chế độ XHCN. Đặc biệt, phải thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Để xây dựng nền báo chí ngày càng chính quy, nhân văn và chuyên nghiệp như Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, đòi hỏi một số cơ quan báo chí phải sớm khắc phục việc xa rời tôn chỉ, mục đích, thương mại hóa; một bộ phận người làm báo phải định vị lại bản thân, xác định rõ mình đang hành nghề trong một môi trường cao quý, để lao động và cống hiến đúng mức.

Phát biểu tại buổi gặp mặt lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương đại diện, thường trú tại Thanh Hóa và các cơ quan báo chí của tỉnh nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam mới đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng mong rằng các nhà báo, phóng viên giữ vững “mắt sáng, bút sắc, lòng trong” để tập trung tuyên truyền, phản ánh những mặt, lĩnh vực trong đời sống xã hội, phản ánh những mô hình hay, cách làm hiệu quả, người tốt - việc tốt với tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong đấu tranh chống tiêu cực, cần phản ánh trung thực, khách quan, không phê bình theo cảm tính, suy diễn, mà cần thẩm định thông tin để có những thông tin đúng với sự việc. Cũng không nên sử dụng ngôn ngữ báo chí dễ dãi; cần phải thận trọng và trung thực để đưa ra những bài viết có sức nặng về thông tin đến với độc giả, người dân một cách chân thực và đúng đắn nhất.

Tự hào về nghề, xác định rõ tâm thế của người làm nghề trước yêu cầu phát triển mới của quê hương, đất nước, càng đòi hỏi mỗi người làm báo phải nỗ lực hơn nữa, nghiêm túc thực hiện 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và Luật Báo chí 2016, để bút luôn sắc, lòng mãi trong.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]