Đẩy mạnh việc gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống
Tháng 11/2023, những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Mường huyện Ngọc Lặc đã được “tỏa sáng” tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (nằm trong Khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội). Từ những bộ trang phục, đến những nghi thức văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian của người Mường Ngọc Lặc, tất cả đều được các nghệ nhân và người Mường tái hiện một cách sinh động, đặc sắc và để lại ấn tượng trong lòng người xem.
Phần trình diễn nghi thức văn hóa truyền thống của người Mường huyện Ngọc Lặc trong tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”.
Chị Lê Thị Hương, dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc cho biết: "Tiếng hát ru, tiếng cồng chiêng của người Mường luôn vang khắp bản mường, nay được mang đến tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tôi rất vui mừng. Càng vui hơn khi thấy mọi người đều chăm chú xem chúng tôi trình diễn. Đến với ngày hội, chúng tôi còn được giao lưu văn hóa với các dân tộc trên cả nước. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình”.
Nói đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Ngọc Lặc thì đầu tiên phải nói đến công tác truyền dạy. Nhiều năm gần đây, huyện luôn tập trung đẩy mạnh thực hiện truyền dạy và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để gìn giữ văn hóa truyền thống. Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn như: Phục dựng các loại hình văn hóa dân tộc Dao quần chẹt, múa Pồn Pôông, đánh cồng chiêng dân tộc Mường, truyền dạy, kỹ thuật may thêu, trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao quần chẹt và người Mường tại huyện Ngọc Lặc...
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc Phạm Đình Cường cho biết: Công tác truyền dạy được triển khai sâu rộng không chỉ trong cộng đồng dân cư mà cả trong các trường học. Đối tượng được truyền dạy đủ mọi lứa tuổi. Do đó phần lớn người dân đều biết và trình diễn được các loại hình văn hóa truyền thống, trong đó có nhiều trẻ em đã hiểu và yêu thích văn hóa truyền thống như hát xường, múa Pồn Pôông, đánh cồng chiêng. Đồng thời, huyện đã tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi, trò diễn để tạo “đất diễn”, sức sống cho các di sản văn hóa. Khuyến khích các địa phương thành lập các câu lạc bộ văn hóa dân gian nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân, góp phần nuôi dưỡng tình yêu đối với văn hóa dân gian trong thế hệ trẻ.
Cũng như huyện Ngọc Lặc, trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Quan Hóa xác định người dân là chủ thể. Do đó, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống; vai trò, ý nghĩa của việc lưu giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho người dân và các em học sinh trong các trường học. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ truyền thống; khuyến khích người dân thành lập các câu lạc bộ, đội văn hóa văn nghệ... Từ đó, các giá trị văn hóa truyền thống luôn được sống trong đời sống của người dân...
Góp phần vào sự thành công trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, không thể không nhắc đến vai trò của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa. Nhiều năm, trung tâm đã chú trọng việc đưa hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống đến gần với đời sống Nhân dân, đặc biệt là tại các huyện miền núi. Hằng năm, trung tâm đã chỉ đạo, hướng dẫn trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch các huyện, thị, thành phố xây dựng chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về truyền dạy, bảo tồn, phục dựng, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, phát triển du lịch tại các huyện. Nhờ đó, các hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống ngày càng đi vào chiều sâu, gần gũi với Nhân dân và có sức hấp dẫn với đông đảo người dân.
Trong năm 2023, trung tâm đã tổ chức thàng công Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức 13 lớp tập huấn về lĩnh vực văn hóa như: Tổ chức mở 2 lớp tập huấn sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc tại huyện Cẩm Thủy, Bá Thước; 4 lớp tập huấn “Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện: Như Thanh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Thông qua các lớp tập huấn, đơn vị đã hướng dẫn chỉ đạo cơ sở thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa - văn nghệ, nhằm phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời, từng bước đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Có thể khẳng định, với sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được phục dựng, phát huy giá trị. Điều đó đã góp phần làm dày thêm nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng của xứ Thanh; trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của Nhân dân, nguồn lực nội sinh quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của quê hương, đất nước.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2024-11-22 10:14:00
Hấp dẫn các điểm du lịch cộng đồng ở miền Tây xứ Thanh
-
2024-11-22 10:04:00
Những người giữ hồn di sản
-
2023-12-24 08:40:00
Thành Mỹ quan tâm gìn giữ văn hóa Mường
[Podcast] Truyện ngắn: Giấc mơ mùa giáng sinh
Triển lãm mỹ thuật “Non nước xứ Thanh”
[E-Magazine] – Khúc du ca của mùa
[Podcast] - Tản văn: Thương nhiều màu nắng cuối năm
Nguồn gốc, ý nghĩa của Noel - lễ lớn nhất trong năm của người theo đạo Công giáo
Bí kíp du lịch Phú Quốc: Nơi nào vừa ăn ngon, vừa ngắm hoàng hôn cực chất
Hương đất, hương tình Yên Cát
Rộn ràng không khí Giáng sinh tại Nhà thờ Chính tòa Thanh Hóa
Hàng loạt “bom tấn” đổ bộ Nam đảo Phú Quốc cuối năm nay