Theo các chuyên gia, giáo dục liêm chính tuy được nhận thức và triển khai rộng rãi, nhưng ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu.

Đẩy mạnh giáo dục liêm chính để tăng “sức đề kháng” trước cám dỗ vật chất

Theo các chuyên gia, giáo dục liêm chính tuy được nhận thức và triển khai rộng rãi, nhưng ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu.

Đẩy mạnh giáo dục liêm chính để tăng sức đề kháng trước cám dỗ vật chất

Đây là lần đầu tiên có một hội thảo khoa học cấp quốc gia về chủ đề giáo dục liêm chính. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tình trạng tham nhũng, tiêu cực hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng và tinh vi hơn cho thấy “sức đề kháng” trước cám dỗ quyền lực và lợi ích vật chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn yếu.

Đó là nhận định của Giáo sư-Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” ngày 27/3 tại Hà Nội.

Đây là Hội thảo khoa học quốc gia đầu tiên về chủ đề rất có ý nghĩa này trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đẩy mạnh giáo dục liêm chính để tăng sức đề kháng trước cám dỗ vật chất

Giáo sư-Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kết luận tại hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo Giáo sư-Tiến sỹ Lê Văn Lợi, nhiều vụ việc tham nhũng có sự cấu kết giữa cán bộ trong khu vực công và tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư; có những sai phạm liên quan đến những cán bộ lãnh đạo, quản lý đã trải qua đào tạo cơ bản.

Điều này phản ánh một thực tế rằng giáo dục liêm chính tuy được nhận thức và triển khai rộng rãi, nhưng ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và hành vi của người học. Chưa hình thành được một cơ chế giám sát, đánh giá chặt chẽ hiệu quả giáo dục liêm chính cũng như bộ tiêu chí để đo lường “liêm chính” ở các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng hội thảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm khơi dậy nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, gợi mở giải pháp để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục liêm chính, coi đây là giải pháp “phòng ngừa từ gốc” trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - một cuộc đấu tranh không khoan nhượng mà Đảng ta đang quyết liệt triển khai trong thời gian qua.

Đẩy mạnh giáo dục liêm chính để tăng sức đề kháng trước cám dỗ vật chất

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo ông Phạm Minh Sơn, đất nước đang tiến tới Đại hội XIV của Đảng, cũng như triển khai nhiều quyết sách đổi mới có tính đột phá để vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả này, Đảng ta nhất thiết phải quy tụ, đào tạo, bồi dưỡng cho được một đội ngũ cán bộ có “tâm, tầm, trí” - là những người tiêu biểu về lương tâm, danh dự, bản lĩnh và trí tuệ. Theo đó, liêm, chính luôn là hiện thân mẫu mực, cao quý nhất của người cán bộ cách mạng, đồng thời cũng là những giá trị đạo đức cơ bản của con người.

Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Vũ Trọng Lâm, Giám đốc-Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, liêm chính không tự nhiên có, mà phải trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Đó là một phẩm chất cao đẹp của cá nhân, là chuẩn mực, yếu tố cốt lõi của nền văn hóa chính trị, văn hóa công vụ và là nền tảng của đạo đức xã hội.

Ở chiều sâu bản chất, liêm chính thể hiện ở sự trong sạch về đạo đức, sự chính trực trong hành vi và tinh thần kiên định, dũng cảm vượt lên trên mọi cám dỗ và lợi ích cá nhân để phụng sự lợi ích công, từ đó giúp cán bộ, đảng viên luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và lòng trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân.

Đẩy mạnh giáo dục liêm chính để tăng sức đề kháng trước cám dỗ vật chất

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Vũ Trọng Lâm, Giám đốc-Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu đề dẫn hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hội thảo được tổ chức là diễn đàn để các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia trao đổi, làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, vai trò và ý nghĩa của giáo dục liêm chính trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

Các tham luận tại hội thảo đã đưa ra đề xuất, đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục liêm chính gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, cũng như phát huy giá trị của giáo dục liêm chính vào xây dựng con người Việt Nam thời đại mới nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” nói riêng trong hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả./.

Theo Vietnam+



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]