(Baothanhhoa.vn) - Nhiệm kỳ 2016-2021, với tinh thần tập trung dân chủ, trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân và cử tri trong toàn tỉnh vì sự phát triển đi lên của tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua 405 nghị quyết với 5 nhóm nghị quyết trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đây là nhiệm kỳ HĐND tỉnh đã ban hành số lượng nghị quyết nhiều nhất từ trước tới nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn từ những quyết sách

Nhiệm kỳ 2016-2021, với tinh thần tập trung dân chủ, trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân và cử tri trong toàn tỉnh vì sự phát triển đi lên của tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua 405 nghị quyết với 5 nhóm nghị quyết trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đây là nhiệm kỳ HĐND tỉnh đã ban hành số lượng nghị quyết nhiều nhất từ trước tới nay.

Dấu ấn từ những quyết sách

Người dân xã Yên Lâm (Yên Định) trồng dưa Kim Hoàng hậu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các nghị quyết HĐND tỉnh ban hành đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo luật định; nội dung nghị quyết cụ thể hóa kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết cấp ủy; phù hợp với thực tế, giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách của địa phương trên tất cả các lĩnh vực, tạo sự chuyển biến đồng bộ trên các mặt của đời sống ở các vùng, miền khác nhau trên địa bàn tỉnh. Nhiều nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả và được Nhân dân đánh giá cao.

Nhằm khuyến khích, hỗ trợ “tiếp sức” cho các địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) có hiệu quả, ngày 2-7-2016, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng huyện NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đối tượng hỗ trợ là huyện đạt chuẩn NTM được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận trong các năm đến năm 2020 với mức hỗ trợ 20 tỷ đồng/huyện. Kinh phí hỗ trợ để xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, thanh toán khối lượng hoàn thành và bảo trì, nâng cao chất lượng các công trình thuộc tiêu chí huyện NTM được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Đồng chí Lê Thanh Hải, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Sơn, cho biết: Năm 2019, Đông Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM và được hỗ trợ 20 tỷ đồng theo Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND. Cùng với cơ chế hỗ trợ xây dựng huyện NTM của tỉnh, Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã “tiếp sức” để các địa phương trong huyện tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cùng với đó, hàng năm, huyện Đông Sơn có chính sách hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, tường rào thoáng, rãnh thoát nước trong khu dân cư, vườn mẫu... Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, phong trào NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu huyện Đông Sơn đã tạo sự lan tỏa sâu rộng, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến nay, Đông Sơn là huyện dẫn đầu cả tỉnh với 21 thôn được công nhận thôn NTM kiểu mẫu và Đông Văn là xã đầu tiên trong tỉnh đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu năm 2020.

Cùng những cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, với những cách làm sáng tạo, hiệu quả của các địa phương, phong trào xây dựng NTM tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả đáng khích lệ, Thanh Hóa hiện đang dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã có 8 đơn vị cấp huyện, 327 xã, 858 thôn, bản (trong đó có 685 thôn, bản miền núi) đạt chuẩn NTM; 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã, 78 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân đạt 17,5 tiêu chí/xã.

Đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết 186/NQ-HĐND về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Lê Hữu Mai, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), cho biết: Thị trấn Tân Phong được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của 3 đơn vị là thị trấn Lưu Vệ, xã Quảng Phong và xã Quảng Tân. Sau khi sáp nhập, Đại hội Đảng bộ thị trấn Tân Phong nhiệm kỳ 2020-2025, chọn ra đội ngũ cán bộ cấp ủy bảo đảm số lượng, đúng định hướng, trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu cao. Điều đó cho thấy, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã được cấp ủy, chính quyền thực hiện bài bản, dân chủ được phát huy khi tất cả đều lấy ý kiến Nhân dân; đội ngũ cán bộ được chuẩn bị tốt, lựa chọn những cán bộ có năng lực, uy tín gánh vác công việc chung, cho nên sau khi sáp nhập hoạt động ổn định ngay. Sau sáp nhập, thực hiện các chỉ tiêu phát triển trong năm 2020, với sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thị trấn Tân Phong có 27/28 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đời sống Nhân dân ngày càng cải thiện và nâng cao. Cấp ủy, chính quyền tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên về chất lượng. Năm 2020, Đảng bộ thị trấn Tân Phong được Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Xương đánh giá xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 186/NQ-HĐND, các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở với nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, sự đồng thuận của Nhân dân, Thanh Hóa đã thực hiện thành công, đúng tiến độ việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, từ 635 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 559 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 496 xã, 34 phường và 29 thị trấn. Đồng chí Nguyễn Giang Nam, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã thu gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước; tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, qua đó góp phần cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức. Sau hơn 1 năm sáp nhập, an ninh trật tự ở các xã cơ bản ổn định, nội bộ đoàn kết, thống nhất. Cán bộ nắm chắc tình hình cơ sở, kịp thời giải quyết những việc phát sinh, không để thành điểm nóng.

Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết 186/NQ-HĐND là hai trong số nhiều nghị quyết HĐND tỉnh ban hành trong nhiệm kỳ 2016-2021 được xây dựng, triển khai sát với những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, mong muốn của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân địa phương, vì vậy đã dễ dàng đi vào thực tiễn cuộc sống, để lại dấu ấn đậm nét và phát huy tác dụng trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó, nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như: Chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua Cảng Nghi Sơn; chính sách hỗ trợ đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý Trường THPT Chuyên Lam Sơn và các trường THPT trên địa bàn tỉnh; chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non; chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa...

Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII được tổ chức tháng 12-2020, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết về việc kéo dài hiệu lực một số nghị quyết của HĐND tỉnh, đây là các nghị quyết về cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả rõ rệt có tác động quan trọng đến đời sống xã hội và sự phát triển của tỉnh. Việc kéo dài thời hiệu các nghị quyết trên được kỳ vọng sẽ giúp các địa phương, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tạo sự ổn định, giữ vững đà tăng trưởng kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Nhiệm kỳ qua đánh dấu nhiều đổi mới trong hoạt động của HĐND tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân tỉnh nhà. Đặc biệt, sự nỗ lực, cố gắng, trách nhiệm của các đại biểu HĐND các cấp đã góp phần đạt được những kết quả toàn diện trên các mặt công tác. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cử tri, Nhân dân ý kiến, kiến nghị chưa giải quyết kịp thời, nổi cộm như vấn đề môi trường; đầu tư xây dựng cơ bản... Nhu cầu thực tiễn cuộc sống của cử tri và các quy định mới của pháp luật đòi hỏi ý thức trách nhiệm của người đại biểu dân cử phải càng cao. Đại biểu HĐND tỉnh phải luôn nhận thức sâu sắc rằng, trong mỗi thành tựu và hạn chế của tỉnh nhà có phần đóng góp và trách nhiệm của mình, để từ đó tiếp tục chung tay, góp sức với các cấp, các ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của cử tri, Nhân dân.

Bài và ảnh: Thanh Huê


Bài và ảnh: Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]