(Baothanhhoa.vn) - Tiêm chủng là giải pháp hữu hiệu nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Việc tiêm chủng đúng, đủ và an toàn góp phần bảo vệ trẻ trước những bệnh, dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não tốt, đặc biệt, là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên trong thời gian gần đây công tác tiêm chủng cho trẻ có lúc bị gián đoạn.

Đảm bảo công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ

Tiêm chủng là giải pháp hữu hiệu nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm cho trẻ em. Việc tiêm chủng đúng, đủ và an toàn góp phần bảo vệ trẻ trước những bệnh, dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não tốt, đặc biệt, là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên trong thời gian gần đây công tác tiêm chủng cho trẻ có lúc bị gián đoạn.

Đảm bảo công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho trẻTrẻ em đến tiêm chủng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Hai năm nay, cứ đến lịch hẹn tiêm chủng là chị Nguyễn Thị Thùy (TP Thanh Hóa) đưa con đến phòng tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tiêm vắc-xin. Chị Thùy cho biết: “Ngay sau khi sinh, tôi đã cho con tiêm vắc-xin viêm gan B và lao. Tiếp đó cứ đến các mốc tiêm chủng là tôi cho con đi tiêm. Việc tiêm chủng cho các con được tôi thực hiện theo đúng lịch hẹn. Tuy nhiên, có những thời điểm thiếu, hết vắc-xin, tôi phải đưa con đi tiêm dịch vụ để bảo đảm lịch tiêm, vắc-xin phát huy hiệu quả”.

Tương tự, chị Trần Thị Thu (Thiệu Hóa) luôn đưa con đi tiêm chủng đúng lịch. Chị Thu cho biết: “Tiêm chủng giúp phòng bệnh nên tôi luôn thực hiện đúng, đủ lịch tiêm chủng cho con đủ vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Có lúc thiếu vắc-xin, tôi còn lựa chọn tiêm dịch vụ để đảm bảo lịch tiêm chủng, tăng cường khả năng phòng bệnh cho con. Đến nay con trai tôi gần 4 tuổi, đã được tiêm đầy đủ tất cả các mũi tiêm và vắc-xin phòng bệnh. Nhờ đó, khi con mắc bệnh, dịch như: cúm, sởi thì các triệu chứng bệnh đều nhẹ và nhanh khỏi”.

Hiện nay, việc tiêm chủng cho trẻ em đã được nhân rộng và được nhiều người dân nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và vai trò của vắc-xin. Định kỳ hằng tháng, các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều triển khai tiêm chủng cho trẻ em theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài các trạm y tế, trung tâm y tế thì nhiều đơn vị, trung tâm tiêm chủng tư nhân cũng được hình thành. Cùng với việc nhân rộng các cơ sở tiêm chủng thì vắc-xin phòng bệnh cũng đa dạng hơn, nhiều chủng bệnh hơn. Cụ thể, vắc-xin lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, lao, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản B, bại liệt, sởi - rubella. Ngoài những vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, người dân có thể lựa chọn tiêm dịch vụ với một số loại vắc-xin phòng bệnh khác cho trẻ như: 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, viêm gan siêu vi A, viêm não mô cầu A-C hoặc B-C, cúm mùa...

Chia sẻ về vai trò của tiêm phòng đối với trẻ, thạc sĩ Lê Thiên Phú, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Tiêm chủng là một trong những giải pháp để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của trẻ và bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng. Ngành y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của vắc-xin và lợi ích của tiêm chủng. Đồng thời, tăng cường tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng, thực hiện quản lý đối tượng trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ hoạt động tiêm chủng”.

Hằng năm, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Thanh Hóa luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra, nhất là tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt khoảng 95%... Hiệu quả của hoạt động tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, giảm đáng kể các trường hợp mắc/chết do các bệnh truyền nhiễm có thể phòng được bằng vắc-xin.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng trong 2 năm gần đây thấp hơn những năm trước. Từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số đối tượng tiêm chủng mở rộng là 280.000 đối tượng. Trong đó trẻ em dưới 1 tuổi gần 54.000 đối tượng (thấp hơn năm 2019 là hơn 12.600 đối tượng). Nguyên nhân được xác định là do sự tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu hụt cục bộ một số loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc. Từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh Thanh Hóa cơ bản thiếu hụt vắc-xin 5 trong 1 sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi (đến nay mới chỉ được cấp hơn 16.000 liều), vắc-xin DPT cho trẻ từ 18 đến dưới 24 tháng tuổi (đến nay mới nhận được khoảng hơn 24.000 liều), thiếu hụt vắc-xin sởi (từ tháng 8/2023), vắc-xin VGB, sởi-Rubella từ tháng 10/2023... Từ đó, nhiều trẻ em đã không được tiêm vắc-xin phòng bệnh theo đúng lịch, đủ liều. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền được bảo vệ sớm của trẻ, mà còn làm giảm tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, tiểm ẩn nguy cơ cao các bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện và bùng phát thành dịch trong cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương thường xuyên rà soát và làm tốt công tác quản lý đối tượng, quản lý mũi tiêm để có thể kịp thời tiêm bù cho trẻ khi có vắc-xin được phân bổ từ tuyến trên. Đồng thời, thường xuyên đấu mối, nắm bắt thông tin về tình hình cung ứng vắc-xin từ tuyến Trung ương để kịp thời có chỉ đạo cho các địa phương trong công tác tổ chức tiêm chủng. Cùng với đó, ngành y tế đã khuyến cáo phụ huynh cần thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin về công tác tổ chức tiêm chủng của cơ quan y tế tại địa phương; có thể lựa chọn phương án tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng đảm bảo chất lượng, uy tín thay thế tiêm chủng mở rộng để đảm bảo trẻ được tiếp cận vắc-xin theo đúng lịch.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]