(Baothanhhoa.vn) - Ngày 10-5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa có công văn gửi các sở, ngành, cơ quan thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị y tế trong tỉnh về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh và thực hiện giám sát chủ động, trọng điểm phòng, chống dịch COVID-19.

Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh

Ngày 10-5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa có công văn gửi các sở, ngành, cơ quan thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị y tế trong tỉnh về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh và thực hiện giám sát chủ động, trọng điểm phòng, chống dịch COVID-19.

Tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh

Thep đó, đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống địch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh phối hợp và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:

1. Nâng mức cảnh báo và thực hiện tăng cường, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh lên mức cao nhất. Yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, chữa bệnh riêng, ngay từ khi đến cơ sở khám chữa bệnh đối với người có biểu hiện bệnh đường hô hấp; thực hiện tối đa các biện pháp tiêu độc, khử trùng, kiểm soát lây nhiễm theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhất là tại khu vực cách ly, điều trị các đối tượng nguy cơ COVID-19; thường xuyên, triệt để rà soát, đánh giá, khắc phục các tồn tại theo Bộ tiêu chí an toàn, phòng chống dịch COVID-19 đối với cơ sở khám chữa bệnh theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 và Quyết định số 4999/QĐ-BYT ngày 01/12/ 2020 của Bộ Y tế.

Tổ chức thực hiện tốt việc giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh: Hạn chế tối đa người nhà, người thân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hạn chế nhập viện nội trú khi không thực sự cần thiết. Rà soát bố trí khoa, phòng; quy trình khám, chữa bệnh hợp lý... không để người bệnh phải nằm ghép. Tăng tối đa khoảng cách giữa các giường bệnh. Bảo đảm thông khí tự nhiên trong buồng bệnh, khoa, phòng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khuyến cáo người dân nên đến tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để được khám, chữa bệnh.

Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh: Thiết lập hệ thống khám chữa bệnh, hội chẩn, đào tạo từ xa, trực tuyến giữa các bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới để chẩn đoán, điều trị, chuyển giao công nghệ, xử lý các tình huống...; tăng cường thực hiện hiệu quả việc đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn trước khi đến khám, chữa bệnh và đến khám, chữa bệnh theo lịch hẹn.

2. Định kỳ tổ chức xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên cho nhân viên y tế có nguy cơ cao và những người bệnh chịu ảnh hưởng nặng khi nhiễm COVID-19. Tổ chức thực hiện như sau:

- Các bệnh viện chủ động tổ chức lấy mẫu ngẫu nhiên, đại điện cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng có nguy cơ cao và nhân viên làm việc ở khu vực sàng lọc, phân luồng, cách ly; cho người bệnh ở một số khoa, phòng có nguy cơ cao hoặc những người bệnh chịu ảnh hưởng nặng khi nhiễm COVID-19 như: Người bệnh tại khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm... Thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu về BVĐK tỉnh, đảm bảo chất lượng và an toàn trong lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định.

- Giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Căn cứ năng lực xét nghiệm tại đơn vị, hướng dẫn các bệnh viện trên địa bàn tỉnh lấy số lượng mẫu ngẫu nhiên, đại diện hợp lý ở mức tối đa; thực hiện tiếp nhận bệnh phẩm, xét nghiệm và trả lời kết quả cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh; đồng thời thông báo kết quả xét nghiệm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để phối hợp trong giám sát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Chủ trì, phối hợp với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện thanh toán chỉ phí xét nghiệm từ nguồn Bảo hiểm y tế theo hướng dẫn liên ngành số 2644/HDLN/SYT-BHXH ngày 20/8/2020 của liên ngành Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa và các quy định khác có liên quan. Định kỳ trước ngày 10 hàng tháng và đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế (qua phòng Nghiệp vụ Y) đề theo dõi, chỉ đạo.

- Giao Bệnh viện Nhi chủ trì phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khẩn trương có kế hoạch, lộ trình đảm bảo đủ các điều kiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 theo quy định, báo cáo Sở Y tế (qua phòng Nghiệp vụ Y) trước ngày 15/5/2021.

3 Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện xét nghiệm sàng lọc ngẫu nhiên ở mức tối đa tại những khu vực có nguy cơ cao như: Khu cách ly tập trung, trường học, chợ, siêu thị, nhà hàng, bến xe... để tầm soát, giảm sát chủ động phòng, chống dịch.

Chủ động báo cáo, đề xuất Sở Y tế tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh, UBND tỉnh đảm bảo các điều kiện vật tư, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị, kinh phí cho công tác phòng chống dịch, nhất là việc đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc, chủ động tầm soát các yếu tố nguy cơ dịch…

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]