(Baothanhhoa.vn) - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 3892/PA-SNN&PTNT về phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện Nông Cống trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện Nông Cống trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 3892/PA-SNN&PTNT về phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện Nông Cống trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện Nông Cống trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Ảnh minh họa.

Do việc giãn cách, cách ly diễn ra khẩn trương, Nhân dân không kịp chuẩn bị dự trữ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu, việc mua bán sẽ không diễn ra trên địa bàn nên Nhân dân không tiếp cận được hàng hóa. Vì vậy, ngoài nguồn tự có trong Nhân dân (là các hộ làm nông nghiệp có sẵn lương thực, thực phẩm tại nhà), dự báo sẽ có khoảng 42.000 người không tiếp cận được nguồn lực thực, thực phẩm và sẽ thiếu trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho huyện Nông Cống trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, nguồn hàng và đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, bốc xếp, vận chuyển như sau:

- Gạo: Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tham mưu và trực tiếp chỉ đạo; Công ty TNHH thương mại An Thành Phong, Công ty CP thương mại Sao Khuê chịu trách nhiệm cung cấp và vận chuyển tới vị trí cấp phát.

- Rau củ quả, lạc nhân: Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tham mưu và trực tiếp chỉ đạo; Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ chủ động điều tiết, phân công các công ty thành viên trong hiệp hội thu gom hàng hóa và vận chuyển hàng tới vị trí cấp phát.

- Thịt lợn, thịt gia cầm, trứng: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu, phối hợp với UBND huyện Nông Cống tổ chức hoạt động cung ứng lợn, gà, vịt sống tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn, UBND huyện có phương án điều tiết, luân chuyển, kiểm soát lượng hàng hóa bán ra, đảm bảo mỗi người dân đều mua đủ tiêu dùng, không mua gom, tích trữ.

- Cá, tôm các loại: Sử dụng cá biển đông lạnh, cá đã qua phơi sấy (cá khô) do cá đã được cấp đông đảm bảo chất lượng, dễ bảo quản, vận chuyển, cấp phát. Chi cục Thủy sản tham mưu và trực tiếp chỉ đạo; phối hợp với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn chịu trách nhiệm cung cấp và vận chuyển hàng tới vị trí cấp phát.

- Muối, nước mắm: Chi cục quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản tham mưu và chỉ đạo, trực tiếp làm việc với 2 hợp tác xã muối ở huyện Hậu Lộc (HTX Hòa Lộc và HTX Hải Lộc), phường Hải Châu (TX Nghi Sơn), Công ty CP Visaco và các công ty kinh doanh muối, nước mắm trên địa bàn tỉnh (nếu cần), vận động các đơn vị cung ứng muối vận chuyển đến trung tâm các xã, thị trấn trong huyện.

Công tác bốc xếp, vận chuyển giao nhận, tháo giỡ hàng hóa: Các đơn vị được giao nhiệm vụ vận chuyển chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa lên xe vận chuyển. Thực hiện nghiêm ngặt quy định phòng, chống dịch. Mỗi xe vận chuyển tối đa không quá 2 người. Giao hàng tại UBND hoặc trung tâm xã (do ban chỉ đạo xã, huyện tiếp nhận), không giao hàng xuống trung tâm các thôn, làng để đảm bảo phòng, chống dịch và an ninh trật tự. Khi đến điểm giao hàng lái xe không xuống xe, chỉ người giao hàng xuống xe để làm thủ tục giao nhận hàng hóa, trang bị đầy đủ trang phục thiết bị chống nhiễm dịch, đảm bảo cự ly tiếp xúc; UBND các xã, thị trấn nơi tiếp nhận hàng tổ chức lực lượng bốc dỡ (là những người không có lịch sử tiếp xúc ca bệnh trong diện từ F1-F3); tổ chức cấp phát đến hộ gia đình.

Tổ chức thực hiện:

- UBND huyện Nông Cống tổ chức rà soát, tổng hợp nhu cầu từng loại nông sản thực phẩm, đề xuất khối lượng, thời gian địa điểm cấp, báo cáo về UBND tỉnh, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đề xuất của huyện Nông Cống phải gửi trước khi có yêu cầu nhận hàng tối thiểu 24 tiếng. Tổ chức tiếp nhận, hướng dẫn địa điểm giao hàng, tổ chức lực lượng phân phối hàng hóa đến tay Nhân dân, không để Nhân dân tự lấy.

- Sở Nông nghiệp và PTNT sau khi nhận lệnh hoặc chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, khẩn trương tổ chức thu gom hàng hóa, điều tiết vận chuyển theo đúng yêu cầu về số lượng và thời gian. Các đơn vị thuộc Sở có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các nội dung trên sẽ được Giám đốc Sở NN&PTNT phân công cụ thể.

- Các đơn vị được chỉ định huy động, vận chuyển hàng hóa: Xây dựng phương án chi tiết, chuẩn bị sẵn nguồn hàng, xe vận chuyển, người vận chuyển; chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng hàng hóa; thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh ở nơi tập kết hàng hóa, quá trình vận chuyển và giao nhận, cấp phát hàng hóa.

- Đề nghị ngành Y tế, Công thương, Giao thông Vận tải, Công an; Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, hỗ trợ, hướng dẫn Sở NN&PTNT, UBND huyện Nông Cống và các tổ chức, cá nhân (nhất là các doanh nghiệp được giao cung cấp hàng hóa) thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần giải quyết khó khăn cho Nhân dân huyện Nông Cống trong thời gian giãn cách xã hội, đảm bảo kết quả cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh và an sinh xã hội.

NH


NH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]