(Baothanhhoa.vn) - Với tỉnh Thanh Hóa, số lượng doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chiếm đại đa số. Đây là bộ phận DN rất cần thiết được hỗ trợ về công tác pháp lý khi mà hiệu quả hoạt động của DN hiện tại khó để đủ điều kiện để bố trí một lực lượng phụ trách pháp lý riêng.

Công tác hỗ trợ pháp lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn thiếu và yếu

Với tỉnh Thanh Hóa, số lượng doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chiếm đại đa số. Đây là bộ phận DN rất cần thiết được hỗ trợ về công tác pháp lý khi mà hiệu quả hoạt động của DN hiện tại khó để đủ điều kiện để bố trí một lực lượng phụ trách pháp lý riêng.

Công tác hỗ trợ pháp lý trong doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn thiếu và yếuSản xuất vật liệu xây dựng tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thanh Tâm (KCN Hoàng Long, TP Thanh Hóa).

Luật sư Trịnh Ngọc Ninh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Ninh Hoàng Gia, chia sẻ: “Hiện nay, pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN có nhiều thay đổi và thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật mới”. Đặc biệt là các thủ tục từ đất đai, môi trường, phòng, chống cháy nổ, một số nét mới trong quy định của Luật Thuế, bảo hiểm xã hội... Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các DN tham gia trên thương trường đều làm việc trên cơ sở hợp đồng. Do đó, việc hiểu biết các căn cứ pháp luật để xây dựng, thương thảo các hợp đồng kinh tế chặt chẽ, tính pháp lý cao, hạn chế và tiên lượng các rủi ro trong quá trình đàm phán, thực hiện hợp đồng ký kết cũng là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài một bộ phận DN có quy mô lớn đầu tư bài bản cho bộ phận pháp chế thì phần lớn các DN nhỏ trên địa bàn tỉnh đang rất hạn chế trong công tác này”.

Thực tế, không ít DN trên địa bàn tỉnh từng gặp khó khăn, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh liên quan đến việc tiếp cận chậm, không đầy đủ các quy định của pháp luật đầu tư cũng như sản xuất, kinh doanh. Điển hình nhất như việc thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, nhận định: “Trong sự việc hàng trăm DN trên địa bàn tỉnh bị đình chỉ tạm dừng sản xuất, không chỉ vì nguyên nhân do các tiêu chuẩn PCCC theo quy định mới tại Nghị định 136/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy có tiêu chuẩn quá cao, mà nhiều DN thậm chí còn chưa quan tâm, tìm hiểu, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị bảo đảm quy định PCCC đáp ứng các tiêu chuẩn PCCC theo các quy định pháp luật trước đó. Điều đó dẫn tới công tác khắc phục gặp khó khăn và kéo dài thời gian hơn”.

Cũng trong thời gian gần đây, một số DN tại Khu công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa) cũng tự nguyện hoặc bị cơ quan chức năng tạm dừng sản xuất vì trong quá trình chuyển đổi mục tiêu sản xuất, DN đã không đồng bộ các thủ tục hồ sơ pháp lý về thuê đất, xây dựng... Theo đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, trước đây, quy hoạch chi tiết của KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga quá bó hẹp và cụ thể đến từng ngành, nghề sản xuất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các dự án cũng ghi quá cụ thể mục tiêu sản xuất, kinh doanh dẫn đến khi DN phải chuyển hướng đầu tư, thay đổi mục tiêu phải thực hiện nhiều bước thủ tục như: đề nghị điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh mục tiêu đầu tư, điều chỉnh mục đích sử dụng đất... Nhiều DN không có bộ phận chuyên trách pháp chế nên không hiểu hết quy trình, cũng như không nhận định được tầm quan trọng của việc tuân thủ thủ tục pháp lý dẫn tới những hệ luỵ về sau.

Thực tế cho thấy, công tác thông tin tuyên truyền, nhận thức về tầm quan trọng của hiểu biết pháp lý đối với DN đã được nâng lên trong thời gian gần đây. Nhiều DN cũng có sự chủ động cập nhật, tìm hiểu kiến thức pháp lý qua các kênh như truyền thông, các công cụ internet... Tuy nhiên, khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong chính hoạt động của DN, một kênh để có thể tư vấn từng vấn đề chi tiết mới thực sự cần thiết. Đại diện Hiệp hội DN tỉnh, cho biết: “Rủi ro pháp lý hiện đang là vấn đề các DN đang phải đối diện trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và thường xuyên bổ sung, sửa đổi như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều DN đi lên từ quy mô hộ cá thể nên nhận thức và sự đầu tư kiến thức pháp luật còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, với vai trò là tổ chức tập hợp, Hiệp hội DN tỉnh cũng đã quan tâm, tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn và thảo luận kiến thức về tầm quan trọng của nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và tuân thủ pháp luật đối với DN. Hiệp hội cũng đã thành lập bộ phận pháp chế với vai trò chủ động cập nhật, truyền đạt kiến thức pháp lý, cũng như hỗ trợ, giải đáp về thủ tục pháp lý cho DN hội viên trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Song để trang bị một cách đầy đủ, toàn diện, phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh cho DN, góp phần nâng cao công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật, rất cần sự quan tâm, triển khai các chương trình hỗ trợ pháp lý bài bản hơn cho đối tượng DN nhỏ và vừa”.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]