Còn nhiều tồn tại trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt
Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 tuyến xe buýt (trong đó có 12 tuyến hoạt động và 5 tuyến đang tạm dừng hoạt động do khai thác không hiệu quả) do 5 doanh nghiệp khai thác, với 130 đầu phương tiện, tần suất hoạt động bình quân 720 chuyến/ngày, phạm vi hoạt động tại TP Thanh Hóa và 20 huyện, thị xã vùng phụ cận.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt cần sự chung tay từ cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Để tăng hiệu quả trong hoạt động của xe buýt, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) đã đưa ra nhiều biện pháp tăng cường chấn chỉnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ hoạt động vận tải hành khách. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Ban Quản lý bảo trì công trình giao thông thuộc Sở GTVT đã thành lập 5 tổ kiểm tra, giám sát hoạt động xe buýt.
Trong đó, nội dung giám sát gồm tần suất, số chuyến, lượt; chất lượng, vệ sinh phương tiện; việc kê khai, niêm yết giá vé; thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên bán vé trên xe. Giám sát lộ trình, tốc độ của phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình; kiểm tra điểm dừng đón trả khách, nhà chờ, biển báo, vạch dừng xe buýt; việc nhận chở hàng ký gửi của người dân không đi theo xe; thực hiện nhắc nhở, ngăn chặn, lập biên bản vi phạm, thông báo và phối hợp với Thanh tra Sở để xử lý các xe vi phạm.
Mặc dù, sự vào cuộc là khá đồng bộ, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm. Chị Nguyễn Thị H. (TP Sầm Sơn) cho biết: Chiều nào chị cũng di chuyển từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hới, TP Sầm Sơn bằng phương tiện xe buýt. Theo chị, các chủ xe, nhân viên soát vé thường xuyên tiếp nhận, ký gửi hàng hóa, việc này làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của hành khách. Chị từng chứng kiến một người đàn ông lớn tuổi sau khi lên xe vì chưa tìm được chỗ ngồi nên chủ động ngồi vào ghế xe có để thùng hàng để đảm bảo an toàn do lúc này phương tiện đã di chuyển. Lẽ ra, lái xe phải để hành khách ổn định vị trí chỗ ngồi mới khởi hành, nhân viên soát vé phải hướng dẫn khách tìm vị trí... thì tất cả những quy định trên không được thực hiện. Thay vào đó, là thái độ gay gắt khi yêu cầu khách phải sang ghế khác ngồi.
Thực tế, trong quá trình các tổ kiểm tra lưu động thực hiện nhiệm vụ cũng thường xuyên phát hiện những lỗi vi phạm buộc phải lập biên bản như ngày 3/5/2024, tổ kiểm tra giám sát hoạt động xe buýt đã phát hiện, lập biên bản đối với lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt tuyến số 10 và số 7 thuộc Công ty CP Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng Đông Bắc quản lý, khai thác đã vi phạm lỗi nhận hàng hóa ký gửi, để hàng hóa cồng kềnh trong khoang hành khách; lỗi không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy. Ngày 8/5/2024, tuyến xe buýt số 11 do Công ty CP Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng Đông Bắc khai thác, vi phạm khi điều khiển xe không có đủ dụng cụ thoát hiểm. Ngày 7/6/2024, phát hiện xe buýt số 2 do Công ty CP Vận tải ô tô nhận hàng hóa ký gửi, để hàng hóa trong khoang hành khách...
Theo Ban Quản lý bảo trì công trình giao thông, các trường hợp trên sau khi phát hiện sẽ được đơn vị chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lái xe, nhân viên phục vụ xe buýt, đề nghị Thanh tra Sở GTVT xem xét, xử phạt theo quy định.
Cũng theo đánh giá từ đơn vị quản lý Sở GTVT, thực trạng chất lượng của các phương tiện chưa cao, phần lớn là các phương tiện đã hoạt động từ 6 - 10 năm và trên 10 năm. Lý do được đưa ra, một phần bởi việc tiếp cận với nguồn vốn vay đầu tư phương tiện mới khá khó khăn, dẫn đến các doanh nghiệp chưa mặn mà trong việc đầu tư nâng cấp phương tiện mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tính đến hết tháng 6/2024 mới chỉ có Công ty TNHH Hoa Dũng tiên phong trong đầu tư thay mới 22 phương tiện trên tuyến số 5 và số 8. Còn lại Công ty CP Vận tải ô tô (2 xe), Công ty Đông Bắc (7 xe), Công ty Vĩnh Quang (2 xe), Công ty 19/5 (5 xe) vẫn chưa tiến hành thay mới phương tiện. Tình trạng hoạt động của các xe ghép, xe tiện chuyến bắt khách tại các điểm dừng xe buýt vẫn thường xuyên xảy ra, chưa có phương án xử lý triệt để làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe buýt trên các tuyến. Hạ tầng xe buýt đã được quan tâm đầu tư thay thế, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ. Tính kết nối tuyến xe buýt với các loại hình vận tải khác chưa được linh hoạt. Việc quản lý, giám sát hoạt động xe buýt chủ yếu dựa vào nhân lực con người chưa áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống quản lý từ xa...
Bên cạnh đó, việc giám sát không mang tính liên tục vì lực lượng nhân sự mỏng, địa bàn kiểm tra rộng và thời gian hoạt động kéo dài, tính chất kiểm tra ngẫu nhiên với xác suất thấp nên không kịp thời, chính xác ghi nhận các lỗi vi phạm của các đơn vị vận tải, lái xe và nhân viên phục vụ. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp chủ xe, nhân viên xe buýt cố tình vi phạm các quy định.
Bài và ảnh: Đình Giang
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-07-31 11:53:00
Trao kinh phí xây nhà và hỗ trợ cựu TNXP đặc biệt khó khăn
Bảo đảm an toàn giao thông mùa mưa bão
Để những số phận không còn phải “rẽ ngang”
Cả nước có gần 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng
Công tác cán bộ góp phần bảo vệ, phát triển rừng
Ngăn chặn kịp thời, hạn chế tối đa sai phạm về trật tự xây dựng
Giao lưu mô hình gia đình “5 có, 3 sạch” góp phần xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu
Hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống mua bán người“,”Ngày toàn dân phòng chống mua bán người” 30/7
Tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em
Cựu TNXP TP Thanh Hóa chăm sóc di tích lịch sử truyền thống